Chắc hẳn mọi người cũng đã quá quen thuộc với sự xuất hiện của bơ trong các món ăn ngày nay. Nó thường được sử dụng như một thành phần chính của món ăn hoặc như 1 thành phần bổ sung để món ăn được hoàn thiện hơn. Bơ quen thuộc là vậy, thế những bạn đã biết bơ làm từ gì chưa? Nếu chưa, hãy cùng NuChinh tìm hiểu bơ được làm từ gì và tất tần tật mọi thứ liên quan đến bơ ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Bơ còn được gọi theo tiếng Pháp là Beurre, là một chế phẩm từ sữa và kem, được làm bằng cách đánh bông các nguyên liệu lên hoặc sử dụng kem, sữa đã được lên men.
Tùy vào mỗi loại bơ mà đặc tính và công dụng của nó sẽ khác nhau. Đây được xem là 1 nguyên liệu phổ biến trong công thức nấu ăn của người châu Âu, đồng thời cũng là nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong việc làm bánh.
Bơ thường có màu vàng đậm cho đến màu vàng nhạt, hoặc thậm chí là màu trắng sữa, rất dễ dàng để nhận biết.
Pháp là nơi được xem là mẹ đẻ của bơ với rất nhiều loại bơ ngon và tốt nhất thế giới. Hiện nay, bơ cũng được sản xuất tại nhiều nơi trên thế giới như Anh, New Zealand, Đan Mạch, Úc…
Bơ bắt đầu du nhập vào Việt Nam vào cuối thế kỷ 19, lúc này người dân thường gọi bơ là mỡ sữa bò.
Thông thường bơ sẽ được làm từ sữa bò. Ngoài ra bơ cũng được làm từ sữa của nhiều loài động vật có vú khác như dê, cừu, trâu… tùy vào loài động vật đặc trưng ở mỗi nước.
Các phụ gia để sản xuất bơ gồm có muối, chất tạo mùi, chất bảo quản, chất màu, chất oxy hóa và các gia vị khác.
Nguyên liệu chính để sản xuất bơ gồm: kem, vi sinh vật và các chất phụ gia. Trong đó, kem (cream) là nguyên liệu chính để sản xuất bơ.
Trong quá trình làm bơ, kem được đánh giá với 3 tiêu chí là chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu vi sinh và chỉ tiêu lí hóa vô cùng cẩn thận. Kem có thể được thu thập từ sữa tươi bằng phương pháp li tâm hoặc là mua trên thị trường thông qua các cơ sở chế biến sữa khác.
Vi sinh vật sẽ giúp quá trình sản xuất bơ lên men, các chất phụ gia sẽ giúp tạo nên hương vị đặc trưng cho bơ.
Quy trình sản xuất bơ bao gồm nhiều bước, có phức tạp, có đơn giản những không hề dễ dàng. Hộp bơ chúng ta thường thấy tuy đơn giản nhưng để làm ra nó, người ta phải thực hiện rất nhiều công đoạn và các yêu cầu nghiêm ngặt.
Bước 1: Sữa được người ta sử dụng phương pháp ly tâm gạn để tách cream từ sữa. Dưới tác động của lực ly tâm sữa sẽ được tách ra làm 2 phần gồm cream và phần sữa gầy.
Sau đó người ta tiến hành thanh trùng. Thanh trùng sẽ giúp tiêu diệt được phần lớn các loại vi sinh vật có trong cream. Quá trình thanh trùng sẽ diễn ra với nhiệt độ từ 85 – 90 độ C trong khoảng 30 giây. Đây là mức nhiệt độ và thời gian phù hợp nhất cho quá trình thanh trùng cream, người ta sẽ tuân theo mức này để đảm bảo thành phẩm bơ sẽ được ngon và đúng chuẩn nhất.
Ngoài ra, mức nhiệt độ và thời gian đó sẽ đảm bảo được việc thay đổi cấu trúc của các vi sinh vật gây bệnh và các enzyme.
Tuy nhiên, ngày nay người ta đã tìm cách để rút ngắn quá trình thanh trùng lại chỉ còn vài giây với khoảng nhiệt độ từ 97- 98 độ C.
Sau khi được thanh trùng, cream sẽ được làm lạnh và ủ chín trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tiếng đồng hồ kết hợp với nhiệt độ từ 4 – 6 độ C.
Bước 2: Tiếp sau đó, người ta sẽ tiến hành tạo hạt bơ và xử lý. Đây cũng là lúc bơ được tạo thành.
Công đoạn tạo hạt bơ và xử lý hạt bơ bao gồm nhiều bước nhỏ. Đầu tiên người ta sẽ đảo trộn để tách hạt bơ và tách nước, quá trình này sẽ kết thúc khi hạt bơ đạt kích thước từ 3 – 4 mm và cần phải tách sữa bơ để thu nhận hạt bơ.
Bước 3: Sau khi hoàn thành quá trình tạo hạt bơ, người ta sẽ tiến hành rửa hạt bơ. Việc này sẽ giúp làm giảm lượng nước và các tạp chất còn sót lại trong cream chưa thoát ra hết được khi đảo trộn.
Bước 4: Đây là bước cuối cùng của quá trình sản xuất bơ. Người ta sẽ trộn muối vào để giúp tăng độ cứng và độ bền của bơ trong quá trình bảo quản. Đồng thời cũng giúp bơ có được vị mặn đặc trưng và ngăn ngừa sự phát triển của các vi sinh vật. Hàm lượng muối trong bơ khoảng 1 – 1.5% là vừa.
Để xử lý các hạt bơ, người ta sẽ chuyển nó từ trạng thái rời rạc thành 1 khối bơ mịn và điều chỉnh sao cho hàm lượng nước vừa với mức tiêu chuẩn. Sau đó phân bố đều lượng nước dưới dạng các hạt nhỏ để đảm bảo bơ có hình thái tốt nhất.
Tiếp theo bổ sung các gia vị, chất phụ gia để tạo sự phong phú cho sản phẩm. Và cuối cùng là giảm lượng khí tự do trong khối bơ, đây là công đoạn được xem là đơn giản nhưng là vô cùng quan trọng.
Xem thêm>> Thạch dừa làm từ gì? Hướng dẫn cách làm thạch dừa đơn giản
Bơ động vật còn được gọi là butter, là loại bơ được làm từ sữa động vật. Hàm lượng chất béo và cholesterol có trong bơ động vật cao, ngoài ra còn có các thành phần khác như vitamin A, D, E…
Ở Việt Nam bơ động vật được chia làm 2 loại gồm bơ mặn và bơ lạt.
Bơ mặn
Loại bơ này được bổ sung thêm muối để tạo vị mặn cho bơ. Bơ mặn được dùng nhiều trong các món ăn với thịt bò và bánh mì.
Bơ lạt
Bơ lạt làm từ gì? Đây là loại bơ không có chứa muối, có vị ngọt và hương thơm nhẹ. Hàm lượng dinh dưỡng có trong bơ lạt tương đối cao, chứa nhiều vitamin A, D, protein, canxi và men vi sinh. Bơ lạt cũng có độ béo tương đối cao.
Loại bơ lạt này được xem là 1 loại thực phẩm tốt cho sự phát triển của xương và hệ tiêu hóa giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Bơ lạt thường được sử dụng trong các công thức làm bánh cần bơ, ngoài ra cũng được sử dụng để ăn kèm với bánh mì và vài loại bánh khác.
Chỉ nên dùng bơ lạt trong vòng 2 tuần và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh hoặc 6 tháng nếu bảo quản ở ngăn đông.
Bơ thực vật làm từ gì? Bơ thực vật hay còn được gọi là margarine, là 1 chất để thay thế bơ động vật, thường được làm bằng cách kết hợp dầu thực vật và nước. Các loại dầu thực vật dùng để làm bơ là dầu đậu nành, dầu ô liu, dầu ngô, dầu cọ hoặc dầu cải. Đôi khi sẽ cho thêm vào các chất tạo màu, hương liệu, muối.
Hàm lượng chất béo trong bơ thực vật thấp, không chứa cholesterol. Vì vậy người ta thường sử dụng bơ thực vật để thay thế cho bơ động vật, và nó đặc biệt phù hợp với chế độ ăn kiêng.
Bơ thường được sử dụng để quết lên bánh mì, làm các loại bánh hoặc dùng làm gia vị trong nấu nướng. Ngoài ra, bơ còn được sử dụng để làm các loại nước sốt chấm.
Bơ thường được bảo quản trong tủ lạnh. Khi bỏ bơ trong tủ lạnh bơ sẽ đóng cứng và khi bỏ bơ ở nhiệt độ phòng thì bơ sẽ mềm ra.
Tránh để bơ chung ngăn với các loại thực phẩm nặng mùi vì bơ rất dễ hấp thụ mùi từ các loại thực phẩm đó.
Xem thêm>> Bột mì làm từ gì? Phân loại và cách sử dụng bột mì
Với những thông tin chia sẻ trên, NuChinh hy vọng sẽ giúp bạn biết được bơ làm từ gì và có cái nhìn tổng quát hơn về các loại bơ phổ biến hiện nay.
Phòng cưới không chỉ là nơi khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân mà còn…
Suốt thời gian dài sim điện thoại số đẹp đã trở thành ước mơ của…
Vé số miền Bắc được giới thiệu là loại hình xổ số truyền thống phổ…
Măng xào thịt bò là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất phổ…
Tháng 8 năm 2024 ngày nào đẹp để cắt tóc là thắc mắc của nhiều…
Mời cưới bạn bè qua tin nhắn là cách mời hiện đại, phổ biến được…