Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, có rất nhiều các nghi thức cúng lễ khác nhau được diễn ra. Trong đó, mùng ba Tết cúng gì vẫn luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm của nhiều người. Để hiểu rõ hơn về nghi thức và tên gọi của lễ cúng mùng 3 Tết Âm Lịch, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của NuChinh.
Vào mỗi dịp Tết đến xuân sang, có rất nhiều các phong tục tập quán khác nhau được thực hiện ở mỗi vùng miền. Đây dường như đã trở thành nét đẹp đặc trưng của đất nước ta. Trong đó, thói quen cúng vào ngày mùng 3 Tết đã trở thành tục lễ không thể thiếu vào dịp lễ đặc biệt này. Lễ cúng này có tên gọi chính xác là lễ hóa vàng mùng 3 Tết (hay còn có tên gọi khác là lễ tạ âm cảnh).
Đây chính là nghi thức hóa vàng, áo quần để tiễn đưa ông bà về với thế giới âm cảnh sau những ngoay đoàn viên cùng con cháu. Phong tục này đến nay vẫn được duy trì một cách trang nghiêm và phổ biến tại tất cả các vùng miền Bắc – Trung – Nam.
Trước đây, mỗi vùng miền sẽ một ngày riêng biệt để thực hiện nghi thức này. Thông thường sẽ rơi vào các ngày mùng 2, mùng 3, mùng 7 hoặc ngày khai hạ bàn thờ để tiễn ông bà về nhà sau khi tham dự Tết cùng con cháu. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại các địa phương hầu hết đều sẽ có xu hướng chọn ngày mùng 3 Tết Âm lịch.
Lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết đã trở thành nét đẹp văn hóa tâm linh quan trọng đối với người dân Việt Nam. Đây là phong tục mang nhiều ý nghĩa như sau:
Nghi thức lễ cúng hóa vàng vào ngày mùng 3 Tết sẽ phụ thuộc theo phong tục tập quán của từng địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình. Tuy nhiên tất cả đều phải thể hiện được không khí trang nghiêm và sự tôn kính đối với người đã khuất.
Mâm cúng vào dịp lễ này thường sẽ không có quá nhiều quy định khắt khe, chúng thường được chuẩn bị theo lòng thành của mỗi gia đình nhưng về cơ bản phải có các lễ vật dưới đây:
Ngoài những lễ vật kể trên, tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình để có thể đa dạng hơn mâm cúng mặn với những món ăn phù hợp. Đối với những gia đình có truyền thống cúng chay, có thể thay thế mâm cúng mặn thành những món tương ứng. Trên thực tế không nên quá đặt nặng việc cúng chay hay cúng mặn. Tất cả nên được thực hiện một cách thành tâm, thể hiện được tấm lòng của mình đối với những người đã khuất.
Hiện nay các bài cũng vào ngày lễ cúng mùng 3 Tết Âm lịch thường khá đa dạng và được biến hóa theo nhiều thể loại khác nhau để phù hợp hơn với phong tục của từng địa phương. Dưới đây là gợi ý bài cúng phổ biến nhất hiện nay, mời quý bạn đọc cùng tham khảo.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …
Chúng con là: ……………….. tuổi ……………….
Hiện cư ngụ tại …………………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Sau khi tiến hành dâng lễ, đọc văn cúng và đợi hương tàn, nghi thức hóa vàng sẽ được thực hiện. Đây là một trong những phần quan trọng của việc cúng tạ âm cảnh. Theo đó, lễ tạ này nên được thực hiện một cách trang trọng nhất tại góc vườn hoặc phần sân nhà.
Thứ tự hóa vàng phải được thực hiện lần lượt theo thứ tự tiền vàng hóa trước, sau đó mới đến lượt áo giấy và các vật dụng đồ dùng. Trong trường hợp gia đình mới có người khuất, phần tiền mã phải được hóa riêng một góc.
Sau khi vàng bạc và lễ vật được hóa vàng, gia chủ cần thực hiện vái lạy 3 lần và bày tỏ ước nguyện của bản thân. Tiếp đó nên thành tâm xin phép tổ tiên được thụ lộc và chia lộc cho con cháu trong nhà. Như vậy là bạn đã kết thúc trọn vẹn buổi cúng mùng 3 Tết Âm lịch.
Bên cạnh những vấn đề xoay quanh việc mùng 3 Tết cúng gì, cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để có thể tiến hành nghi thức chỉn chu và trang trọng nhất:
Hy vọng với những thông tin NuChinh vừa chia sẻ, quý bạn đọc sẽ giải đáp được thắc mắc mùng 3 Tết cúng gì. Qua đó có thể hiểu rõ hơn về những nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam và có thể tiến hành nghi thức cúng lễ hóa vàng một cách chỉn chu và trọn vẹn nhất.
Phòng cưới không chỉ là nơi khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân mà còn…
Suốt thời gian dài sim điện thoại số đẹp đã trở thành ước mơ của…
Vé số miền Bắc được giới thiệu là loại hình xổ số truyền thống phổ…
Măng xào thịt bò là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất phổ…
Tháng 8 năm 2024 ngày nào đẹp để cắt tóc là thắc mắc của nhiều…
Mời cưới bạn bè qua tin nhắn là cách mời hiện đại, phổ biến được…