Chùa chiền là chốn thờ phụng thanh tịnh, nơi quyện hương khói trần ai và đem đến cho con người cảm giác an nhiên đến lạ. Vậy nên hiếm ai nhắc đến chùa như một địa điểm cho ra đời những tấm ảnh đẹp. Nhưng hôm nay, NuChinh sẽ biến điều này thành có thể với rất nhiều cách tạo dáng chụp ảnh ở chùa nhé.
Quạt giấy chính là vật bất ly thân của những người phụ nữ ngày xưa và cũng là của các chàng công tử giàu sang.
Mặc một chiếc váy dài cổ điển, búi cao tóc và xòe rộng chiếc quạt giấy với họa tiết thêu thật tinh tế, hòa quyện với hương khói nhà chùa sẽ giúp bức ảnh của bạn trông thật thơ mộng như vừa bước ra từ thuở xa xăm nào đó, như lùi về quá khứ vài chục năm….
Một trong những cách giúp cho bức hình của bạn trông độc đáo hơn chính là thay đổi góc đặt máy ảnh. Nghĩa là thay vì đặt ống kính chính diện với gương mặt, chúng mình có thể xoay ngược từ dưới lên, hoặc từ trên xuống, từ phía sau lưng,…
Muốn trở nên cá tính hơn trong cách tạo dáng chụp ảnh ở chùa, bạn có thể diện những bộ trang phục năng động, dễ vận động như áo phông và quần Jeans dài, đội thêm một chiếc mũ bucket và diễn thật tự nhiên trước ống kính, như: đang bước xuống bậc thang hay đang ngắm cảnh chùa,…
Bạn cũng có thể khoác ngoài một chiếc áo blazer, để máy ảnh chụp hắt từ dưới lên để nhìn rõ góc cằm sắc sảo và lấy tay vuốt ngược tóc để trông thật “cool” ngầu nhé.
Áo dài chính là trang phục truyền thống của Việt Nam, không những tôn lên đường nét nữ tính của phái nữ mà còn đem lại cho con người ta cảm giác thuần khiết như hoa sen không vấy bùn. Vậy nên diện áo dài để tạo dáng chụp ảnh tại chùa chính là sự lựa chọn lí tưởng nhất.
Thật ra chỉ cần diện áo dài và đứng yên cho gió lay mái tóc, bạn cũng đã có bức ảnh đẹp. Ngoài ra, bạn cũng có thể chắp tay thắp hương, nhắm mắt tĩnh tâm và hòa mình vào hương khói mờ ào. Hoặc đứng cạnh những hàng cây xanh mát, vén nhẹ tóc mai và mỉm cười nhẹ nhàng bạn cũng đã có cho mình những bức ảnh xinh đẹp nhất.
Hoa sen là loài hoa tinh khiết bởi sinh ra trong bùn nhưng không trở thành bùn đất, hoa sen có khí chất thanh cao mà dịu mát như bồ tát trong chốn chùa chiền vậy.
Tạo dáng với hoa sen bạn có thể dùng tay nâng nhẹ đầu nụ hoa, hơi cúi đầu xuống như đang ngửi hương hoa và cảm nhận làn gió mát mơn man đôi má hồng. Bức ảnh sẽ thật thơ, thật nữ tính biết bao.
Bên cạnh việc diễn mình đang đi thật tự nhiên xuống cầu thang, bạn cũng có thể ngồi trên bậc thang để tạo dáng chụp ảnh. Khi ngồi trên bậc thang, bạn nên duỗi một chân ra để tạo hiệu ứng chân dài hơn, và đôi tay nên vuốt tóc hoặc giả vờ che nắng để tay không bị cứng đơ, ngượng nghịu nhé.
Bạn có thể mặc áo dài, váy dài hoặc quần áo kín đáo lịch sự đều được, sải những bước chân thật chậm trên bậc thang chùa và mỉm cười dịu dàng trong nắng để máy ảnh có thể chớp được nhiều khoảnh khắc tự nhiên nhất nhé.
Một chiếc áo dài truyền thống nền nã sẽ giúp cho con người chúng ta trở nên kín đáo, tế nhị hơn. Vậy nên khi tạo dáng trước cửa chùa chúng mình cũng nên chọn những cách tạo thật nhẹ nhàng như vịn tay vào cổng chùa hoặc chăm chú ngắm nhìn những họa tiết điêu khắc ở kiến trúc ngôi chùa với một nụ cười thật duyên dáng nhé.
Mùa xuân, đặc biệt là vào mồng 1 mồng 2, người ta đi chùa để cầu bình an và rút thăm may mắn đầu năm rất nhiều.
Thế nên khi đến chùa, bạn cũng chớ nên bỏ qua cơ hội được tạo dáng chụp ảnh ở chùa trong bầu không khí vui vẻ, nhộn nhịp mà hiếm khi có được ở chùa nhé.
Một nhành đào hoặc nhành mai khoe sắc thắm cầm trên tay sẽ càng tôn lên vẻ ấm áp, sức sống dồi dào của chính bạn và không khí xuân mới đấy.
Hình ảnh mẹ và bé có thể cùng nằm tay nhau bước xuống cầu thang, nhìn vào mắt nhau và cười thật tươi với hàm răng trắng sữa trông thật đáng yêu làm sao.
Hoặc mẹ và bé có thể chắp tay nhắm mắt thật trang nghiêm trước lư hương của chùa và cầu nguyện để bức ảnh có không khí của hương khói chùa chiền.
Nếu đi vào dịp Tết, các mẹ có thể mua cho bé những phong bao lì xì đỏ thắm để các bé giơ thật cao, cười thật rực rỡ nhé.
Chùa là một nơi chốn thanh tịnh nên những bức ảnh tập thể khi được chụp ở chùa cũng nên mang tính chất trầm lắng, không nên nhí nhố, nghịch ngợm.
Các bạn có thể xếp hàng từ thấp đến cao trước cửa chùa và mỉm cười thật tươi. Hoặc các bạn cũng có thể nắm tay nhau đi thành hàng trên đường tiến tới gian chính của chùa và nhìn nhau mỉm cười.
Khi chụp ảnh cưới ở chùa, các cô dâu chú rể cũng nên lựa chọn số lượng ekip vừa đủ, không nên quá đông đảo vì sẽ làm mất sự yên tĩnh của chùa. Trang phục cũng nên lịch sự, chú rể mang áo sơ mi có nơ hoặc cà vạt và cô dâu diện áo dài cùng tone áo sơ mi chú rể.
Ngoài ra hai bạn cũng có thể thuê những bộ sườn xám Trung Hoa, những chiếc áo tứ thân cổ xưa, Việt phục hoặc những bộ trang phục cổ điển thời bao cấp. Bên cạnh đó, tạo dáng chụp ảnh ở chùa cũng không nên thể hiện những tư thế mùi mẫn mà nên thật nhẹ nhàng, tế nhị.
Chẳng hạn các bạn có thể chắp tay cầu nguyện trong sự thành kính, có thể hướng vào nhau cúi chào theo nghi lễ cung đình xưa nếu đang khoác trên mình bộ cổ phục, hoặc có thể phe phẩy quạt giấy đỏ, nắm tay nhìn vào mắt nhau và bước những bước nhỏ trên đường.
Không phải ngẫu nhiên mà mỗi khi đứng trước cổng chùa, bạn sẽ cảm thấy dâng lên cảm giác tôn kính, trang trọng bởi chùa chính là nơi mà các vị bồ tát và thần Phật thường lui tới, là nơi thờ phụng các vị thánh thần tôn nghiêm, là nơi cư ngụ của những nguồn năng lượng thiện lành.
Chính vì vậy mà mỗi lần vào chùa, các bạn nên mặc những bộ trang phục kín đáo, lịch sự và bước vào với một tâm thế tôn kính, ứng xử đúng mực; không nên có những hành động phản cảm như ôm hôn, mùi mẫn,….
Theo Phật giáo, chỉ khi tâm ta tịnh thì trí tuệ mới phát sinh, sức mạnh tâm linh mới được kích hoạt, nội lực được khai mở hiệu quả. Và phần lớn những người đến chùa đều có mong muốn tìm kiếm cho bản thân chốn dừng chân an nhiên sau thời gian xô bồ ở đời.
Vậy nên ở chốn thiền môn, bạn nên giữ yên lặng, đi đứng ăn nói khẽ khàng, lịch sự để tâm mình tịnh và không ảnh hưởng đến người khác, hành trình tu tập của các sư thầy nhé.
Đối với Nuchinh, chùa chính là suối nguồn của tình yêu vô tận, là nguồn năng lượng tinh khiết nhất có khả năng thanh lọc tâm hồn đầy tạp chất của loài người và giúp chúng ta trở về “mình” trong sáng, hồn nhiên và lương thiện nhất.
Trở về chùa nghe pháp chính là trở về gia đình để nghe những lời yêu thương, để được tha thứ bao dung cho những lỗi lầm và hướng về chân – thiện – mỹ.
Hy vọng thông qua những chia sẻ của NuChinh, các bạn có thể biết thêm thật nhiều cách tạo dáng chụp hình tại chùa, chụp hình ở chùa sao cho đẹp nhưng vẫn lịch sự, tế nhị. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng ngại ngần giúp Nuchinh Like, Share và Comment để được giải đáp miễn phí nhé.