Giấy là vật dụng quen thuộc, có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, bạn đã thật sự biết nguyên liệu làm giấy viết và nguồn gốc cũng như tất cả công dụng của chúng không, hãy theo chân NuChinh tìm hiểu ngay nhé!
Giấy là nguyên liệu được quan trọng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người trên khắp thế giới hiện nay. Vật liệu này rất mỏng, có kích thước từ vài trăm µm cho đến vài cm.
Tùy theo nhu cầu sử dụng mà giấy được chia làm nhiều loại khác nhau. Chúng ta dễ bắt gặp nhất là loại giấy viết, giấy in, ngoài ra còn các loại giấy khác như bao bì giấy, giấy vệ sinh,… cũng được sử dụng nhiều.
Trên nguyên tắc, chất liệu giấy được lấy từ bột gỗ hoặc bột giấy. Ngoài dùng sử dụng giấy dưới những lớp mỏng, chất liệu này cũng được ứng dụng để tạo hình các đồ vật lớn hiện nay.
Giấy được làm từ chất xơ dày, có nguồn gốc thực vật, cụ thể làm bằng sợi trong vỏ cây tạo thành mạng lưới bởi lực liên kết hidro không có chất kết dính. Ngoài ra có những loại giấy không chỉ có bột gỗ mà còn có bột giấy được lấy từ giấy tái chế.
Dù làm bằng phương pháp nào thì thành phần chính của giấy vẫn là bột gỗ, chiếm khoảng 70%. Còn lại chính là cách chất khác như cao lanh, tinh bột hay phấn,…
Vậy giấy được làm từ cây gì? Theo tìm hiểu, một số cây được trồng để sản xuất giấy như là linh sam, vân sam, thông rụng lá, thông, đồi, bulo. dương, keo lá tràm, bạch đàn,…
>>>Xem thêm: Nhựa được làm từ gì? Tất tần tật về nhựa cho ai chưa biết
Thời xa xưa, trước khi sản xuất ra giấy, con người thường ghi chép lại các văn kiện bằng hình vẽ khắc vào hang động hay các tấm bia đá. Sau đó nữa, người ta dùng da động vật để lưu trữ những hình ảnh, văn kiện.
Vào năm 105, Thái Luân – một thái giám người Trung Quốc dưới triều nhà Hán đã phát minh ra giấy và được sử dụng rộng rãi ở nước này trong một thời gian dài.
Thời điểm này, giấy được làm chủ yếu từ sợi bên trong của vỏ cây dâu tằm. Trước đó, cũng có giấy làm cây gai dầu (hay còn được gọi là cây cần sa).
Mãi cho đến năm 750, kỹ thuật sản xuất giấy mới dần truyền đến phương Tây thông qua Samarkand bởi các tù binh người Trung Quốc. Giấy được mang đến châu Âu thế kỷ thứ 12 trong các cuộc giao lưu văn hóa.
Cho đến này, kỹ thuật làm giấy ngày càng phát triển và nhiều loại giấy cũng như nhiều ứng dụng khác ra đời, được con người xem là vật liệt không thể thiếu trong đời sống.
Vào thế kỷ 19, các thợ làm giấy sản xuất vật liệu này bằng cách lượm lặt áo quần cũ, họ ngâm vào nước sau đó làm mục nát nguyên liệu bằng clo, giã thủ công cho đến khi thành bột giấy.
Tiếp đến là dùng máy ép, ép hết nước, tạo thành những tờ giấy mỏng rồi đem phơi nắng, khi khô sẽ cho ra thành phẩm.
Khi nền công nghiệp phát triển hơn, giấy đã được ứng dụng vào sản xuất tạo ra nhiều sự đột phá mang tính cách mạng cho đời sống con người.
Năm 1850, máy mài gỗ được đưa vào sử dụng để để làm giấy. Năm 1897, ở Đức có 340 xưởng gỗ. Gỗ được mài thành bột rồi sử dụng để sản xuất giấy đưa ra sử dụng phổ biến.
Thời điểm đó, Friedrich Gottlob Keller (1816 – 1895) sản xuất ra chất lignin để làm giấy, tuy nhiên, chất này sẽ làm cho giấy bị ố vàng sau một thời gian sử dụng.
Trong công nghiệp, người ta có thể sản xuất giấy từ nguyên liệu mới là gỗ hoặc là giấy đã sử dụng. Nguyên liệu chính là giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ, ngoài ra còn dùng đến keo và chất đôn.
Việc tái chế giấy cũng là phương hướng đang phát triển của công nghiệp làm giấy bởi những ưu nhược điểm như:
Như đã đề cập, giấy là vật liệu có rất nhiều công dụng được sử dụng hằng ngày cũng như mang lại nhiều lợi ích cho con người. Cùng điểm qua một số công dụng tuyệt vời của giấy:
Cùng điểm qua một số loại giấy phổ biến và được sử dụng nhiều hiện nay nhé!
Giấy fort
Giấy fort có bề mặt màu trắng, bề mặt nhám, bám mực tốt, thường được dùng làm giấy in photo, giấy note, giấy A3, A4 trong văn phòng. Loại giấy này được sử dụng phổ biến hằng ngày trong học tập, lưu trữ tài liệu.
Giấy couche
Giấy couche là loại giấy dày hơn giấy fort, có độ láng mịn và tương phản màu tốt. Thường được dùng trong in tờ rơi, catalogue, tạp chí, giấy bìa,… Đặc điểm của loại giấy này là có bề mặt mờ, không bóng, nhẵn mịn để in hình ảnh có chất lượng cao.
Giấy bristol
Loại giấy này có bề mặt bóng, mịn và bám mực tốt dùng làm bìa cứng hay các ấn phẩm cứng như thiệp, folder,… Loại giấy này thường được thấy ở hộp xà bông, mỹ phẩm, bìa sơ mi, các loại thiệp,…
Giấy duplex
Giống như bristol, giấy duplex cũng có bề trắng trắng và lán, mặt kia lại sẫm màu hơn. Thường được sử dụng trong việc in các hộp sản phẩm kích thước lớn, cần có độ cứng và chắc chắn.
Decal
Decal thường có hai mặt, một mặt dùng để in họa tiết, mặt còn lại phủ keo để dán. Đặc biệt của loại giấy này là bóng và không ăn mực.
Giấy ăn, giấy vệ sinh
Loại giấy này được làm từ bột giấy nguyên sinh hoặc bột giấy tái chế, thường có giá thành cao hơn bởi vì nó có đặc điểm mềm mịn và trắng, không chưa các chất gây hại.
Vở dùng để ghi chép, lưu trữ thông tin được làm từ bột giấy, gỗ.
Bột giấy được làm từ gỗ, giấy tái chế, vải hoặc rơm, rạ, cỏ, lanh, bã mía,... Bốt giấy được sản xuất bằng cách phương pháp cơ học, hóa học, là thành phần chính trong trong sản xuất giấy.
Xem thêm:
Thông qua bài viết trên đây, NuChinh đã giải đáp cho người đọc thắc mắc giấy được làm từ đâu cũng như nguồn gốc và công dụng của chất liệu này. Hãy theo dõi chúng tôi để có thêm thật thông tin hay và bổ ích nhé!
Phòng cưới không chỉ là nơi khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân mà còn…
Suốt thời gian dài sim điện thoại số đẹp đã trở thành ước mơ của…
Vé số miền Bắc được giới thiệu là loại hình xổ số truyền thống phổ…
Măng xào thịt bò là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất phổ…
Tháng 8 năm 2024 ngày nào đẹp để cắt tóc là thắc mắc của nhiều…
Mời cưới bạn bè qua tin nhắn là cách mời hiện đại, phổ biến được…