Nhựa được làm từ gì? ‘Tất tần tật’ về nhựa cho ai chưa biết

Bất cứ ở đâu, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp nhựa dễ dàng từ chiếc cốc uống nước, máy tính, đi xe máy,… Hãy theo chân NuChinh đi tìm hiểu nhựa làm từ gì cũng như nguồn gốc, đặc tính và các loại nhựa hiện nay nhé!

Nhựa được làm từ gì

Nhựa là gì?

Nhựa có tên gọi tiếng anh là plastic, là loại chất dẻo dùng làm nguyên liệu sản xuất ra nhiều vật liệu nhựa khác nhau để phục vụ con người trong đời sống hằng ngày, trong sản xuất cũng như các ngành y tế, quân sự, hàng không,…

Nhựa

Nhựa là vật liệu khá rẻ, dễ sản xuất và tạo hình nên được ứng dụng cao trong đời sống. Tuy nhiên, vật liệu này được đánh giá là ít thân thiện với môi trường. Bởi vậy mà nhựa vẫn đang được nghiên cứu làm sao để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của chúng đến thiên nhiên.

>>>Xem thêmGiấy được làm từ gì? Các loại giấy thông dụng hiện nay

Nhựa được làm từ gì?

Thành phần của nhựa hiện nay đều có chất polyme hữu cơ. Để sản xuất nhựa cần các nguyên liệu tự nhiên như cellulose, than đá, khí tự nhiên, dầu thô và muối. Nhựa có độ bền cao, khó vỡ và nhiều màu sắc đẹp nên được mọi người yêu thích sử dụng.

đồ nhựa được làm ra từ gì

Ngày nay, nhằm cải tiến hiệu suất và giảm chi phí sản xuất người ta thường trộn thêm chất phụ gia khi sản xuất. Ngoài ra còn cho các chống cháy để giảm tính cháy của sản phẩm, an toàn hơn cho người sử dụng.

Nguồn gốc của nhựa

Nếu đã biết rõ nhựa plastic là gì thì bạn có thắc mắc nhựa từ đâu ra không?

Năm 1863, John Wesley Hyatt bắt đầu phát minh ra celluloid, một hợp chất có trong gỗ và rơm khi tìm giải pháp tối ưu làm quả bóng bi-a thay cho cho ngà voi. Tuy chất này không đủ nặng nhưng dễ tạo màu và tạp các hoa văn trên sản phẩm. Ông gọi đó là plastic.

Nguồn gốc của nhựa

Đến năm 1907, một nhà hóa học đã kết hợp vật liệu này với phenol formaldehyde tạo thành một loại polime khó bắt lửa. Năm 1920, các nhà nghiên cứu phát triển polystyrene, polyvinyl clorua và vinyl, những vật liệu này vừa dẻo vừa cứng.

Mãi đến 1933. chất polyethylene được phát triển và trở thành nhựa có tính linh hoạt cao nhất, sử dụng làm chai lọ, bao bì, áo mưa, áo khoác,… Cho đến nay với sự tiến bộ của công nghệ, nhựa đã làm ra nhiều sản phẩm khác nhau phục vụ cho đời sống con người.

Đặc tính của nhựa

Không ngẫu nhiên mà nhựa trở thành vật liệu được sử dụng phổ biến đến vậy, sở dĩ nó có rất nhiều đặc tính tốt như:

  • Nhựa có nhiều chất phụ gia giúp tăng độ bền, dẻo dai và khả năng chống cháy.
  • Nhựa dễ đúc thành những sản phẩm có hình dạng khác nhau từ dày đến mỏng, khả năng tạo hình linh hoạt giúp tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng như sợi, tấm nhựa, chai, lọ,…
  • Plastic cách điện tốt, cản nhiệt ở mức nhất định.
  • Khả năng chống ăn mòn cao, ít nhạy cảm với các tác nhân hóa học nên được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau.
  • Trọng lượng chất liệu này rất nhẹ, dễ sử dụng.

Đặc tính của nhựa

Phân loại nhựa

Ta có thể dễ dàng phần loại nhựa theo hai tiêu chí đó là hiệu ứng với nhiệt độ và phần loại theo ứng dụng.

Phân loại theo hiệu ứng polime với nhiệt độ

  • Nhựa nhiệt dẻo: Các loại nhựa dẻo phổ biến như nhựa PE, PP, PVC, PS,… Loại nhựa này không bị biến đổi hóa học khi gặp nhiệt độ cao, bởi vậy chúng có thể đem tái chế và đúc lại nhiều lần.
  • Nhựa nhiệt rắn: Trái ngược với nhựa nhiệt dẻo, nhựa nhiệt rắn bị biến đổi hóa học khi gặp nhiệt độ cao, loại nhựa này không thể tái chế.
  • Nhựa vô định hình: Loại nhựa này gồm những loại như PS, polo metyl metacrylat,… nó không có hình dạng cụ thể.
  • Nhựa tinh thể: Các loại nhựa này có những dãy liên kết liên tục. Một số nhựa tinh thể như PE, PP, PA.
  • Nhựa dẫn điện: Hầu hết các loại nhựa đều không dẫn điện,  tuy nhiên vẫn có một loại nhựa dẫn điện ứng dụng trong lĩnh vực điện tử, truyền thông như làm tấm pin năng lượng mặt trời, màn hình LED. Một loại nhựa dẫn điện được sử dụng phổ biến đó là polyacetylene.
  • Nhựa phân hủy sinh học: Loại nhựa này khi tiếp xúc với hơi ẩm, nước, nhiệt độ cao, vi khuẩn,… sẽ diễn ra quá trình phân hủy. Ngày nay, để gia tăng sự phân hủy nhựa, bảo vệ môi trường, các nhà sinh học thêm vào chất phụ gia, tinh bột hoặc vi khuẩn biến đổi gen.
  • Nhựa sinh học: Là loại nhựa được làm từ thực vật như tinh bột, xenlulo, gỗ.

Phân loại theo hiệu ứng polime với nhiệt độ

Phân loại theo ứng dụng

  • Nhựa thông dụng: Nhựa thông dụng là loại nhựa được sản xuất số lượng lớn, chi phí thấp nên bán giá rẻ. Được dùng để sản xuất các loại nhựa như: PS, PE,PVC, ABS,…
  • Nhựa kỹ thuật: Loại nhựa này thường dùng trong các mặt hàng công nghiệp như PC, PA,… Nó có chất cơ lý trội hơn so với loại nhựa thông dụng.
  • Nhựa chuyên dụng: Là loại nhựa tổng hợp sử dụng riêng biệt cho từng mặt hàng khác nhau.

Phân loại theo ứng dụng

Công dụng của nhựa trong đời sống và sản xuất

Nhựa plastic có tính ứng dụng rất cao trong hầu hết các lĩnh vực đời sống và sản xuất. Dù đi đến đâu, cầm trên tay thứ gì đều có sự tham gia của nhựa. Trong mỗi lĩnh vực khác nhau, nhựa lại thể hiện nhiều ưu điểm khác nhau.

Trong đời sống

Nhựa được sử dụng phổ biến để sản xuất các mặt hàng gia dụng và dân dụng như: bàn ghế, giường, tủ, dụng cụ thể thao, ống nước, thiết bị nhà vệ sinh, phòng tắm, chai, hộp, đồ dùng nhà bếp như tô chén, dĩa, muỗng, rổ rá, kệ đựng, thùng rác.

Nhựa trong đời sống

Trong sản xuất

  • Sản xuất bao bì: Vì trọng lượng nhẹ, dẻo dai, nhựa được dùng để sản xuất các túi đựng đồ, chai lọ, khay cơm, cốc, ly, chén, bao bì sản phẩm,…
  • Ngành điện – điện tử: Nhựa dùng làm tấm pin năng lượng mặt trời, vỏ dây cáp điện, vỏ điện thoại, tai nghe, máy tính,…
  • Ngành xây dựng: Nhựa có độ bền cao, không bị ăn mòn và chi phí bảo dưỡng thấp nên dùng làm bạt che công trình, lưới chắn, sản phẩm trang trí nội thất, tấm bình phong, khung treo,…

Nhựa trong sản xuất

Trong quân sự – y tế – hàng không

Một số loại nhựa chuyên dụng chịu lực, chịu nhiệt tốt, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác nhân bên ngoài được ứng dụng để làm ống tiêm, túi truyền dịch, túi truyền máu, tay chân giả, mũ bảo hiểm, tên lửa, áo chống đạn,…

Nhựa trong quân sự, y tế, hàng không

Xem thêm:

Hy vọng bài viết về vấn đề nhựa được làm từ nguyên liệu nào trên đây sẽ giúp các bạn đọc nắm được “tất tần tật” về vật liệu nhựa mà chúng ta bắt gặp hằng ngày. Hãy theo dõi NuChinh để cập nhập thêm thông tin về các chất liệu khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)