Nếu có dịp tới thăm Indonesia hay những quốc giao theo đạo Hồi, chắc hẳn bạn đã phần nào làm quen với hình ảnh những người phụ nữ trùm khăn kín quanh đầu. Bạn có khi nào thắc mắc tại sao người Indonesia trùm đầu không? Cùng NuChinh khám phá những bí mật đằng sau tấm khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo nhé!
Ở Indonesia, đạo Hồi là tôn giáo phổ biến nhất. Theo thống kê, có đến khoảng 90% dân số Indonesia là người Hồi giáo.
Vậy tại sao người Indonesia lại trùm khăn lên đầu? Theo truyền thống, phụ nữ Indonesia đội khăn trùm đầu như một trong những cách thể hiện lòng mộ đạo của họ. Điều này cũng dần trở thành bản sắc tôn giáo và là quy chuẩn lý tưởng để đánh giá những người phụ nữ ngoan đạo.
Hình ảnh những người phụ nữ Indonesia với tấm hijab đã trở nên phổ biến và phần nào tạo nên bản sắc riêng biệt của người Indonesia.
Những tấm khăn trùm đầu được gọi chung bằng danh từ hijab. Trong tiếng Ả Rập, hijab cũng có nghĩa là “màn che” hoặc “sự che giấu, che khuất”. Tùy thuộc vào quốc gia và sự ảnh hưởng Hồi giáo của khu vực đó, việc sử dụng hijab có thể được thực thi một cách hợp pháp hoặc được coi là sự lựa chọn của phụ nữ.
Tại sao người Indonesia trùm đầu? Thế hệ người Indonesia sau này có lẽ sẽ có người coi trùm đầu vì gia đình, bạn bè và cộng đồng xung quanh họ đều làm điều đó. Họ thực hiện nghiêm túc như một quy chuẩn chung mặc định từ cộng đồng.
Dewi Chandra Nigrum – Học giả người Indonesia chia sẻ trong cuốn sách Negotiating Women’s Veiling, Politics & Sexuality in Contemporary Indonesia rằng trong các chiến dịch chính trị, những nhà nữ chính trị gia thường đội khăn trùm đầu với hy vọng sẽ giành được nhiều phiếu bầu hơn bằng cách nhận được sự đồng cảm thông từ những người ngoan đạo.
Hai tổ chức Hồi giáo lớn nhất là Muhammadiyah và Nahdatul Ulama cũng đã đưa ra những nhận định, khẳng định khăn trùm đầu là hình thức lý tưởng của phụ nữ Hồi giáo.
Và theo những nghiên cứu lịch sử hàng trăm năm, tấm hijab thực sự chứa đựng ý nghĩa hơn rất nhiều. Với những người Hồi giáo ngoan đạo, phụ nữ trùm khăn kín đầu là hành động kết nối văn hóa đặc trưng cho tôn giáo Hồi giáo. Nhiều người tin rằng, đã là người Hồi giáo thì mặc định sẽ phải trùm đầu.
Số khác lại cho rằng hijab giúp họ có cảm giác được tự do. Họ không mất thời gian phải chọn quần áo cầu kỳ và thậm chí tấm vải trùm còn giúp họ che được những mái tóc không mấy tự tin.
Sâu xa hơn, một số người Hồi giáo Mỹ gốc Phi coi hijab như là một dấu hiệu của sự tự khẳng định mình sau những trang lịch sử dài hàng thập kỷ, khi các thế hệ tổ tiên của họ từng bị đối xử như nô lệ.
Hijab cho đến ngày nay vẫn là một trong những biểu tượng văn hóa riêng biệt của người Hồi giáo. Như Alissa Wahid (con gái của cố Tổng thống Abdurrahman Wahid) đã từng phát biểu: “Đối với tôi, nó đơn giản, giống như một sự pha trộn giữa tôn giáo và văn hóa Indonesia. Tất cả phụ nữ Hồi giáo đều muốn trùm đầu vì nó giúp họ trở thành những người phụ nữ Hồi giáo hoàn hảo”.
Có rất nhiều loại Hijab khác nhau, tùy thuộc vào phong tục, sắc tộc, vị trí địa lý và hệ thống chính trị của từng vùng miền. Chúng mình đã tổng hợp được một số loại khăn trùm đầu phổ biến nhất sau đây:
Theo các nghiên cứu lịch sử, tại Indonesia vào khoảng thế kỷ 17 bắt đầu xuất hiện khăn trùm từ tầng lớp phụ nữ quý tộc ở Makassar, Nam Sulawesi. Tiếp sau đó, phụ nữ Java đã áp dụng phong cách này vào đầu những năm 1900 sau khi thành lập Aisyiyah (một trong những tổ chức Hồi giáo nổi bật nhất thời điểm đó).
Sau cuộc cách mạng ở Iran năm 1979, tâm lý khăn trùm đầu là biểu tượng của lòng tự tôn, sự tôn trọng, niềm tự hào và một bản sắc mới dần dấy lên ở Indonesia. Tinh thần dùng hijab cũng được khơi dậy bởi ý tưởng về Tổ chức Anh em Hồi giáo xâm nhập vào Indonesia. Phụ nữ bắt đầu đeo khăn trùm đầu một cách phổ biến.
Tuy nhiên, chế độ của thống tướng Suharto ở thời điểm đó lại coi việc sử dụng khăn trùm đầu như một phong trào nổi loạn. Phần lớn các nước Trung Đông ủng hộ quan điểm này. Từ đây, Trật tự Mới ban hành chính sách cấm hijab từ năm 1985 đến năm 1989.
Theo thời gian, những người Hồi giáo phản đối lệnh cấm hijab. Chế độ Suharto cuối cùng đã phần nào nhượng bộ bằng cách đón nhận văn hóa những người theo đạo Hồi. Đồng thời thành lập Hiệp hội Trí thức Hồi giáo Indonesia (ICMI) vào năm 1990, đi kèm với việc cho phép đeo khăn trùm đầu ngày càng phát triển.
Cũng có những nghiên cứu về lịch sử cổ đại cho rằng, việc sử dụng hijab đã có từ thế kỷ 13 trước Công Nguyên.
Sử dụng một chiếc khăn choàng hoặc tấm màn che trên đầu là hình ảnh phổ biến của những người phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc trong văn hóa thời đại đồ đồng và thời kỳ đồ sắt ở Địa Trung Hải. Những phụ nữ Do Thái cũng gắn liền với tấm khăn trùm từ khi kết hôn, với quan niệm coi vẻ đẹp của mình chỉ dành riêng cho chồng nên không muốn để lộ gương mặt.
Chắc hẳn bạn đã có được đáp án cho câu hỏi: “Tại sao người Indonesia trùm đầu” rồi đúng không nào? Vậy việc mang hijab có quy định cụ thể hay có luật gì không? Câu trả lời đã có ngay sau đây.
Phụ nữ mang hijab hiện nay chủ yếu phổ biến ở những quốc gia Ả Rập Xê Út, Iran, Sudan và Aceh của Indonesia.
Năm 1979, Ả Rập Xê Út là nơi đầu tiên yêu cầu phụ nữ phải che đậy khi ra ngoài công cộng. Luật này bao gồm cả phụ nữ bản xứ và người nước ngoài có mặt trên lãnh thổ Ả Rập Xê Út, bất kể tôn giáo của họ là gì.
Indonesia là đất nước có hệ tư tưởng đa dạng về tôn giáo cùng tồn tại. Tuy nhiên Hồi giáo vẫn là tôn giáo chiếm số đông và có sức ảnh hưởng đáng kể nhất tại đây.
Theo ABC News, khăn trùm đầu ở Indonesia được coi là công cụ để chính trị hóa tôn giáo. Chính vì thế, rất nhiều người đội khăn trùm đầu, kể cả khi họ không thực sự theo đạo Hồi.
Kết quả từ một cuộc khảo sát năm 2014 chỉ ra rằng có đến 90% số người được hỏi sử dụng khăn trùm đầu vì lý do tôn giáo. Số còn lại là vì lý do an toàn, sự thoải mái và chính trị.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cũng đã đưa ra một công bố năm 2021. Kết luận chỉ ra các nữ sinh, giáo viên nữ và công chức trên khắp Indonesia thường bị ép buộc hoặc bị áp lực phải đội khăn trùm đầu của người Hồi giáo.
Những người theo đạo Thiên chúa và các nhóm thiểu số không theo đạo Hồi khác cũng có áp lực tương tự. Họ sử dụng hijab tuy nhiên cũng lên tiếng rằng cảm thấy bị ảnh hưởng đến các quyền cơ bản về tự do tôn giáo và quyền riêng tư của mình.
Chính phủ Indonesia đã nhanh chóng có những quyết sách để hạn chế tình trạng này. Tháng 3/2021, chính phủ Indonesia đã ra lệnh cấm các trường học áp dụng nội quy bắt buộc tất cả nữ sinh phải mang khăn trùm đầu của người Hồi giáo.
Tất nhiên, với sự ảnh hưởng quá lớn từ đạo Hồi, con đường để hijab trở thành sự lựa chọn chứ không bắt buộc đối với những phụ nữ Indonesia có lẽ còn khá xa.
Tại sao phụ nữ hồi giáo không cho đàn ông thấy tóc?
Những người phụ nữ Hồi giáo ngoan đạo sẽ không quan tâm nếu ai đó nhận xét họ trông không đẹp khi dùng hijab. Với họ, vẻ đẹp được đánh giá cao nhất là vẻ đẹp bên trong tâm hồn. Chính vì vậy việc người khác có nhìn thấy mái tóc của họ hay không không quá quan trọng.
Cũng giống như hijab, tại sao phụ nữ Hồi giáo đeo tấm màn che (veiling) có lẽ không cần nhắc lại, vì những ý nghĩa đã được nêu trong phần trước. Tuy nhiên, tại sao phụ nữ Hồi giáo không đeo tấm màn che cũng ẩn chứa nhiều nguyên nhân thú vị như sau:
Một số phụ nữ cho rằng veiling làm che đi mặt mộc của người phụ nữ. Hơn nữa, quy tắc khiêm tốn của Kinh Qur’an nói rằng “không thu hút sự chú ý đến chính mình” khi đeo màn che trong cộng đồng người ngoài
Một số không nhỏ những phụ nữ Hồi giáo hiện đại cũng tin rằng những tấm che như veiling hay hijab là nguyên nhân phân biệt tình trạng giàu nghèo, bạo lực gia đình,…
Dưới tấm khăn trùm đầu của những người phụ nữ Hồi giáo chứa đựng rất nhiều thú vị
Hijab có khá nhiều màu sắc, tuy nhiên màu phổ biến nhất vẫn là màu đen truyền thống.
Việc lựa chọn trang phục bị chi phối nhiều bởi chiếc khăn trùm đầu. Mặc dù thông thường chúng đều trông có vẻ khá dài và theo tone màu đen tuyền của chiếc khăn phủ bên ngoài.
Cũng giống như những kiểu khăn thông thường khác, hijab có rất nhiều cách quấn. Chỉ cần tìm trên google bạn sẽ thấy rất nhiều bài viết hướng dẫn cách đeo khăn trùm đầu.
Vì cách quấn hijab theo đúng chuẩn phải trùm kín đầu và phủ kín tai nên có khá nhiều cô gái theo đạo Hồi thường không nghe rõ những gì người xung quanh đang nói.
Việc trùm khăn kín mít chắc chắn sẽ trở thành nỗi ám ảnh đối với những người phụ nữ trong mùa hè. Chính vì vậy, vào những ngày thời tiết quá khắc nghiệt, những người phụ nữ Hồi giáo thường hạn chế đi lại ở mức tối đa nhất có thể. Họ chọn cách ở trong nhà cả ngày thay vì ra ngoài đường.
Nếu ghé qua mà không có kế hoạch trước, rất có thể bạn sẽ phải chờ một thời gian khá lâu để những người phụ nữ đeo hijab. Trong trường hợp khẩn cấp, thậm chí họ còn sử dụng cả chăn để làm tấm trùm đầu.
Ngoài việc trùm hijab, những người phụ nữ đeo hijab cũng chủ động tìm cách lảng tránh những cử chỉ thân mật quá mức. Ví dụ như những cái ôm từ người khác, đặc biệt là nam giới.
Đã phần phụ nữ Hồi giáo thường không tập thể dục. Những môn vận động mạnh lại càng không. Đội hijab tập thể dục là chuyện không tưởng đối với họ.
Một số vùng, việc đeo một tấm màn che được bắt đầu khi người phụ nữ lập gia đình. Vùng khác lại bắt đầu sau tuổi dậy thì, như là một phần của một nghi thức chứng minh họ đã trưởng thành. Trái ngược với đó, một số khu vực phụ nữ lại ngừng đeo khăn trùm đầu sau khi họ mãn kinh.
Xem thêm:
Nuchinh vừa cùng bạn đi tìm đáp án cho câu hỏi “Tại sao người Indonesia trùm đầu” và khám phá những bí mật thú vị dưới tấm hijab. Hy vọng bạn sẽ thích bài viết này và ủng hộ chúng mình nhiều hơn nữa trong những chuyên mục khác của Nuchinh.
Phòng cưới không chỉ là nơi khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân mà còn…
Suốt thời gian dài sim điện thoại số đẹp đã trở thành ước mơ của…
Vé số miền Bắc được giới thiệu là loại hình xổ số truyền thống phổ…
Măng xào thịt bò là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất phổ…
Tháng 8 năm 2024 ngày nào đẹp để cắt tóc là thắc mắc của nhiều…
Mời cưới bạn bè qua tin nhắn là cách mời hiện đại, phổ biến được…