Thủy tinh làm từ gì? Những ứng dụng của thủy tinh trong đời sống

Thủy tinh được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống và có những đặc tính mà nhiều vật chất khác khó có thể thay thế được. Vậy hôm nay hãy cùng NuChinh tìm hiểu xem thủy tinh được làm từ gì qua bài viết sau đây. 

Thủy tinh làm từ gì

Thủy tinh là gì? 

Thủy tinh hay nhiều người gọi là kính là một loại chất rắn vô định hình đồng nhất. Thủy tinh có gốc silicat và công thức hóa học là SiO2. Thông thường thì thủy tinh sẽ được trộn thêm tạp chất khác để có được tính chất như mong muốn.

Đặc điểm và tính chất của thủy tinh

Đặc điểm và tính chất của thủy tinh

Vậy thì thủy tinh có những đặc điểm và tính chất gì mà lại được ứng dụng nhiều trong cuộc sống đến vậy. 

  • Là chất rắn không màu, trong suốt. Thủy tinh không gỉ và có độ cứng tốt nhưng rất dễ vỡ nếu rơi từ trên cao xuống. 
  • Thủy tinh có điện trở suất cao nên không dẫn điện, là chất cách điện tốt. 
  • Thủy tinh là chất không cháy, chống ẩm tốt. 
  • Ít bị ăn mòn bởi nhiều loại axit mạnh khác ( trừ HCl). 
  • Ánh sáng dễ dàng truyền qua do trong suốt. Tuy nhiên khả năng truyền ánh sáng còn cần phải dựa vào tỷ lệ giữa thủy tinh nguyên chất và tạp chất pha trộn. 
  • Đối với thủy tinh thì không có nhiệt độ nóng chảy nhất định. Nhưng silicat là gốc của thủy tinh và cũng là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất thủy tinh có nhiệt độ nóng chảy cao ở 2000 độ C. Khi sản xuất thì người ta có thể giảm nhiệt độ nóng chảy xuống còn khoảng 1000 độ C bằng cách pha các tạp chất. 

Thủy tinh được làm từ gì? 

Thủy tinh được làm từ gì

Để trả lời cho câu hỏi thủy tinh làm từ gì thì như đã đề cập ở trên thì thủy tinh có gốc là silicat với công thức hóa học là SiO2. Thủy tinh có dạng đa tinh thể như là cát hay có trong thành phần hóa học của thạch anh.

Và silicat có độ nóng chảy cao nhất là 2000 độ C nên khá là tốn kém năng lượng để có thể đun chảy nó và tạo hình. 

Hoặc trong nhiều trường hợp không có cát sliicat, cát không lẫn sắt thì nhà sản xuất có thể sử dụng hình thức điều chỉnh hiệu ứng màu sắc của thủy tinh.

Họ sẽ bổ sung các hóa chất mangan dioxit, natri cacbonat, canxi oxit vào cát. Thường thì các cahast này chiếm tối đa khoảng 26-30% trong hợp chất thủy tinh.

Sở dĩ àm như vậy vì Natri Cacbonat có tác dụng làm hạ nhiệt độ xuống mức phù hơp để chế ra được thủy tinh.

Để có thể sản xuất thủy tinh thì cần phải căn cứ vào nhu cầu sử dụng và mục đích sản xuất mà người sản xuất có thể cho thêm các chất cần thiết để cải thiện tính chất của thủy tinh. 

Phân loại thủy tinh 

Thủy tinh cũng có nhiều loại với các đặc trưng khác nhau. Dưới đây là một số loại thủy tinh thường gặp trong cuộc sống. 

Thủy tinh thông thường 

Thủy tinh thông thường

Đây là một trong những loại thủy tinh được ứng dụng nhiều nhất trong đời sống thường ngày. Chúng ta sẽ dễ dàng bắt gặp những loại ly, cốc, chén, bát được làm bằng loại thủy tinh thông thường này. 

Lý do thủy tinh thông thường được ưa chuộng để sản xuất là bởi vì nó ít bám mùi và cũng dễ dàng vệ sinh. Nhưng nhược điểm của loại này không chịu nhiệt nên không thể dùng trong nấu ăn mà chỉ nên dùng trong sinh hoạt, ăn uống. 

Thủy tinh cường lực 

Thủy tinh cường lực có độ cứng và rắn chắc cao hơn nên có thể chịu được nhiệt ở mức tương đối. 

Để có thể tạo ra được thủy tinh cường lực thì cũng giống với thủy tinh thông thường. Chỉ khác là có thêm bước đun nóng đến nhiệt độ 630 độ C và làm lạnh đột ngột. 

Thủy tinh chịu nhiệt 

Thủy tinh chịu nhiệt

Khác hẳn với thủy tinh thông thường thì thủy tinh chịu nhiệt được tạo ra và có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 400 độ C. Nếu có sự biến chuyển về nhiệt như là từ lạnh sang nóng hay nóng sang lạnh không gây ảnh hưởng gì đến chất lượng của loại thủy tinh này. 

Cách làm thủy tinh chịu nhiệt thì sẽ đun nóng chảy đến 1000 độ C rồi làm nguội từ từ. Nó còn được kết hợp với một loại nguyên liệu chịu nhiệ tlaf Borosilicate để tạo thành. 

Thủy tinh được sản xuất như thế nào? 

Thông thường để có thể sản xuất thủy tinh thì tùy vào từng loại mà có cách sản xuất khác nhau. Nhưng nhìn chung thì đều sẽ phải trải qua một quá trình gồm các bước như sau: 

  • Bước 1: Chuẩn bị, gia công nguyên vật liệu

Nếu muốn tạo ra được thủy tinh trong suốt nhất thì cần phải có cát silicat hay còn gọi là cát thạch anh sạch, không lẫn sắt. Còn nếu sản xuất bằng cát có lẫn sắt thì thành phẩm sẽ có màu xanh lục. 

Nếu không có cát sạch 100% thì sẽ pha chế và cho thêm vào hóa chất như Mangan Dioxit để chỉnh màu sắc. Hoặc tùy vào mục đích sử dụng thì có thể thêm các chất khác như là Canxi Oxit, vôi sống, oxit…

  • Bước 2: Đun chảy nguyên liệu 

Thủy tinh làm từ gì

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu thì sẽ tiến hành đổ hỗn hợp vào nồi nấu kim loại. Nồi nấu này cần phải chịu được nhiệt độ cao khoảng hơn 1000 độ C. 

Khi đun nóng thì sẽ có một số tạp trơ nối lên và có bọt tăm ở trong hỗn hợp. Lúc này người thợ sẽ vớt để loại bỏ được tạp chất. Hoặc một cách khác là lắng lại rồi gạn lấy phần trong. Ngoài ra để hỗn có được độ đặc đồng đều thì có thể cho thêm các chất như là natri sunfat, natri clorid…

  • Bước 3: Tạo hình cho sản phẩm 

Thủy tinh làm từ gì

Thủy tinh lúc này đang ở dạng lỏng đặcnóng chảy  nên người thợ sẽ rót thủy tinh vào khuôn và để nguội. Và sau đó tùy vào mục đích sản xuất mà người thợ sẽ có cách tạo hình cho chúng bằng nhiều cách khác nhau. 

  • Bước 4: Làm nguội thủy tinh

Khi làm nguội thủy tinh sẽ chuyển qua một dây chuyền ủ và làm nguội dần dần từ vùng nhiệt độ cao đến vùng nhiệt độ thấp. Cần phải làm nguội dần dần, không nên làm nguội nhanh sẽ khiến nhiệt độ chuyển biến đột ngột và làm cho thủy tinh bị giòn và vỡ. 

  • Bước 5: Hoàn thành sản phẩm 

Thủy tinh làm từ gì

Sau quá trình làm nguội thì thủy tinh sẽ được đun nóng lại để tăng độ bền. Ngoài ra còn nhằm làm giảm các điểm tụ, bong bóng khí phát sinh trong quá trình làm nguội. Sau đó người thợ sẽ mạ ngoài, cán mỏng thủy tinh để tăng độ dẻo dai và độ bền. 

Ứng dụng của thủy tinh trong đời sống 

Trong đời sống thì thủy tinh được ưu tiên sử dụng khá nhiều bởi vẻ ngoài sang trọng và độ bền của nó. 

Tạo ra các vật dụng phục vụ cuộc sống hàng ngày 

Thủy tinh làm từ gì

Sản phẩm được làm từ thủy tinh có vẻ ngoài trong suốt nên trong rất long lanh và cao quý. Đó cũng chính là lý do mà nhiều người lựa chọn sản phẩm thủy tinh để làm đồ trang trí nhà cửa như là bình hoa, cốc, bát, đĩa…. 

Ngoài ra thủy tinh có thể được làm thành rất nhiều hình dáng khác nhau tùy vào sự khéo léo của người thợ. Do đó người dùng có rất nhiều lựa chọn để phù hợp với phong cách của gia đình. 

Ứng dụng thủy tinh trong ngành y tế 

Thủy tinh làm từ gì

Trong y tế có những thiết bị cần phải sử dụng đến chất liệu thủy tinh như là lăng kính, ống nước hay ống đựng thuốc. Đối với một số trường hợp thì cần sử dụng chất liệu thủy tinh để bảo quản thuốc được tốt hơn. 

Thủy tinh được ứng dụng trong lĩnh vực điện tử viễn thông 

Thủy tinh làm từ gì

Thủy tinh trong lĩnh vực điện tử viễn thông được dùng khá nhiều trong các loại linh kiện điện tử, cầu chì, cảm biến, bo mạch… Việc sử dụng thủy tinh có thể coi là một bước tiến trong ngành điện tử viễn thông. 

Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm

Thủy tinh làm từ gì
quy trình sản xuất thủy tinh thủ công

Để bảo quản thực phẩm tốt hơn thì người ta sử dụng các loại hộp thủy tinh. Hoặc đồ uống cũng được nhiều nhà sản xuất khuyến cáo nên sử dụng chai thủy tinh để bảo vệ môi trường và mang lại cảm giác ngon hơn. 

Thủy tinh trong lĩnh vực nông nghiệp 

Trong ngành nông nghiệp cao thì việc lai tạo và nhân giống cây trồng là vô cùng quan trọng. Và nhờ vào chất liệu thủy tinh mà các nhà khoa học có thể kiểm soát và theo dõi được quá trình mô tế bào phát triển. 

Lưu ý khi dùng đồ thủy tinh 

Thủy tinh làm từ gì

  • Không gây sốc nhiệt

Nếu bạn mới mua đồ làm từ thủy tinh thì việc cần làm đó là tráng ít nước nóng vào trước. Bạn nên tráng đều nước nóng quanh đồ dúng thủy tinh đó.

  • Thường xuyên vệ sinh 

Bạn nên rửa đồ thủy tinh bằng miếng rửa chén mềm, không sử dụng đồ chà nồi để vệ sinh vì dễ tạo ra các vết trầy xước cho thủy tinh. 

  • Úp mặt cốc, ly, bát thủy tinh xuống 

Nếu để cốc, ly thủy tinh ngửa lên trên thì hơi nước, bụi bẩn sẽ rất dễ bám vào gây đục và không giữ được độ trong suốt của thủy tinh nữa. 

Ứng dụng của thủy tinh trong làm đèn trang trí 

Ngoài trong đời sống hàng ngày thì thủy tinh được sử dụng rất nhiều trong các đồ vật trang trí để tạo vẻ sang trọng cho ngôi nhà. 

Đèn bàn thủy tinh

Thủy tinh làm từ gì

Các loại đèn  bàn thủy tinh được xử lý kĩ càng và làm theo công nghệ hiện đại để loại bỏ tạp chất và chịu lực cao. Loại thủy tinh để làm đèn bàn cũng cần phải được tuyển chọn kỹ để có thể uốn dẻo mềm mại. 

Các loại đèn bàn này kết hợp cùng với chụp đèn bằng vải cao cấp để đèn vững chắc và có tuổi thọ cao hơn. 

Đèn ốp trần thủy tinh 

Đèn ốp trần được lắp đặt trực tiếp trên trần nhà để có thể khuếch tán ánh sáng và phản chiếu một cách rõ ràng. Do đó chất liệu thủy tinh được lựa chọn cũng phải là loại được chọn kỹ lưỡng để ánh sáng đi qua tốt nhất. 

Đèn thả thủy tinh

Thủy tinh làm từ gì

Đèn thả thời gian gần đây được rất nhiều người sử dụng bởi những lợi ích của nó như: tiết kiệm điện năng, độ bền cao, ánh sáng ổn đinh.. 

Chất liệu thủy tinh để làm đèn thả cũng là loại có khả năng khuếch tán ánh sáng 7 màu và giúp cho bóng đèn Led trở nên rõ ràng và huyền ảo hơn. 

Đèn tường thủy tinh 

Đèn tường thủy tinh sử dụng bóng đèn led cung cấp nguồn sáng ổn định nên được rất nhiều gia đình sử dụng. Thủy tinh được dùng để làm cũng cần phải qua quá trình xử lý tinh vi để đảm bảo nguồn sáng được tốt nhất có thể. 

Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp ích cho bạn đọc trong việc tìm hiểu thêm thông tin về thủy tinh làm bằng gì . Nếu thấy bài viết trên hữu ích hãy like, share, comment để ủng hộ NuChinh có thể tiếp tục ra thêm nhiều nội dung thú vị hơn nữa nhé.

Đánh giá bài viết