Nhìn chung, thơ về người phụ nữ xưa tập trung không chỉ mô tả vẻ đẹp ngoại hình, vẻ đẹp tâm hồn của phụ nữ thời xưa mà còn phản ánh số phận bi thảm của người phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội phong kiến quân chủ trọng nam khinh nữ, chịu ảnh hưởng khắc nghiệt của Tam cương Ngũ thường – Tam tòng Tứ đức. Cùng NuChinh tìm hiểu những áng thơ bất hủ ngay sau đây.
Phụ nữ luôn là một đề tài lớn trong văn học Việt Nam. Từ trước thế kỷ XVI, nhân vật phụ nữ xuất hiện ở hình ảnh anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu cưỡi voi đánh giặc cứu nước khỏi ách đô hộ, đôi khi cũng phản ánh đa dạng nhiều cá tính nhân vật như Mị Châu ngây thơ bị kẻ thù lợi dụng đến mất nước tan nhà, hay nàng công chúa Tiên Dung yêu chàng Chử Đồng Tử nghèo khó bất chấp lệnh phạt của Vua cha,…
Trong văn xuôi đã có nhiều góc phân tích hình ảnh người phụ nữ thời xưa như vậy, liệu không biết trong thể loại thơ ca sẽ được phản ánh như thế nào? Liệu sang thời trung đại, cận đại, vẻ đẹp và số phận của người phụ nữ liệu đã thay đổi, hay những chùm thơ hay về phụ nữ sẽ vẫn còn thành công rực rỡ?
Ngay từ thế kỷ X, người Phụ nữ đã không có tiếng nói trong xã hội và trong gia đình. Khi đó, Đất nước ta trong thời kỳ phong kiến, trong xã hội “trọng nam khinh nữ” người phụ nữ bị xem nhẹ, không chỉ vậy còn phải chịu sự ảnh hưởng và quản giáo trực tiếp từ lễ giáo phong kiến. là Tam tòng “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, là Tứ đức “Công, dung, ngôn, hạnh”.
Vì vậy, số phận của họ lại càng trở nên ngột ngạt, càng đáng thương, dù cho có vẻ ngoài xinh đẹp kiều diễm đến đâu cũng chỉ mang kiếp “Hồng nhan bạc phận” và không thể làm chủ được chính cuộc đời của mình.
Bên cạnh những ca dao than thân về người phụ nữ, từ thế kỷ X, thân phận người phụ nữ chỉ mới được miêu tả một cách nhỏ giọt và chưa trở thành đối tượng quan tâm chính của văn học (đối tượng quan tâm chính của thời kỳ này là những vị anh hùng dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, có thể dễ nhận thấy qua hình ảnh người phụ nữ cũng có mô tả bằng đặc điểm anh hùng này). Ta cũng có thấy một sô bài, NuChinh sẽ kể đến giúp bạn dưới ngay đây:
Hình ảnh các nữ anh hùng lịch sử đầy cảm hứng yêu nước xuất hiện trong bài Vịnh Mị Ê của Hoàng Cao Khải:
Số phận của người phụ nữ thế kỉ XV còn được bộc lộ qua nỗi buồn thương của các thiếu phụ như trong tác phẩm Hoàng Giang điểu Vũ Nương:
Đến thời kỳ trung đại, Người phụ nữ trong xã hội tuy đã có nhiều sự đổi mới nhưng vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng của người phụ nữ phong kiến, vẫn phải phụ thuộc vào số phận bị động và chịu nhiều bất hạnh, tổn thương và thực sự đã trở thành một đề tài lớn trong chủ nghĩa nhân đạo đã được những tác gia lớn dụng tâm sáng tác.
Phụ nữ thời kỳ này được phản ánh xoay quanh mô-típ đều là những mỹ nhân “tài sắc vẹn toàn” khi ngoại hình mang nét đẹp chuẩn mực của xã hội thời bấy giờ, tài năng “Cầm – Kỳ – Thi – Họa” vô cùng sâu sắc nhưng lại có một số phận bất hạnh, bị động bởi thiết chế xã hội, nhưng không thể nằm ngoài số phận “Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” giống như Đại thi hào Nguyễn Du đã từng nói.
Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về thơ người phụ nữ xưa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu những tác phẩm nói về thân phận người phụ nữ mà NuChinh mang đến cho các bạn dưới đây nhé.
Vì đây là thời kỳ của chế độ nhà nước phong kiến trung ương tập quyền và các quan niệm và tư tưởng xã hội ảnh hưởng sâu rộng từ Khổng Giáo, Nho giáo và Phật Giáo du nhập từ Trung Quốc, nên số phận của người phụ nữ cũng là số phận của nạn nhân phong kiến:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
(Thương vợ – Tú Xương)
Qua những lời thơ trong bài Thương vợ của Tú Xương, ta thấy vai trò của người phụ nữ không được đề cao ở xã hội này, dù tháo vát, giỏi giang, thông minh đến đâu thì họ cũng không có cơ hội được phát huy, chỉ mãi ở xó tối của xã hội bởi vì tư tưởng “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô”. Chua chát, cay đắng hơn khi bà Tú mưu sinh không chỉ vì “năm con” mà còn vì chồng.
Chính vì trong xã hội phong kiến, người phụ nữ còn là nạn nhân của tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Sự bất công lên đến đỉnh điểm khi người phụ nữ không có quyền tự chủ đối với cuộc đời mình. Họ không có quyền định đoạt làm chủ cuộc đời mình ngay cả hạnh phúc cả đời người – tình yêu và hôn nhân họ cũng không được quyết định.
Trong Truyện Kiều, để thực hiện nghĩa vụ làm con, Thúy Kiều đành phải từ bỏ mối tình đẹp với Kim Trong để bán mình chuộc lấy người cha, chẳng còn cách nào khác phải đưa số phận của mình cho người khác định đoạt:
Những người phụ nữ lúc bấy giờ chính là nạn nhân của chế độ phong kiến nam quyền. Hồ Xuân Hương cay đắng trong thân phận vợ lẽ, không được lựa chọn hạnh phúc trọn vẹn cho riêng mình (Tự tình, Làm lẽ):
“Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.
Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ,
Một tháng đôi lần có cũng không.
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,
Cầm bằng làm mướn mướn không công.
Nỗi này ví biết dường này nhỉ,
Thời trước thôi đành ở vậy xong.”
(Lấy chồng chung – Hồ Xuân Hương)
Thúy Kiều phải ngậm ngùi chịu cảnh “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần”…
Không chỉ dừng lại ở nạn nhân của xã hội phong kiến, mà người phụ nữ còn phải chịu nỗi đau của thời đại, là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa, những người phụ nữ trở thành những người mẹ, người vợ bất hạnh khi gia đình bị ly tán, chỉ có thể chờ đợi người con, người chồng trong mỏi mòn, hi vọng rồi lại tuyệt vọng:
“Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.”
(Chinh phụ ngâm – Đặng Trần Côn)
Và xót xa hơn, họ còn là nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa đang diễn ra lúc bấy giờ. Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên, một cô gái thủy chung son sắt, một tấm lòng trọng nghĩa, hiền thục bị cường quyền hãm hại phải đi cống giặc Ô Qua, đến đỗi nàng phải trầm mình tự vẫn.
Người phụ nữ trong thơ ca thời kỳ này chính là hiện thân của cái đẹp chuẩn mực của xã hội thời bấy giờ đối với phụ nữ. Người phụ nữ xuất hiện trong văn chương đều là những người xinh đẹp, đẹp cả ngoại hình cho đến tính cách và nội tâm.
Nhắc đến cái đẹp thì không thể không nhắc đến chị em Thúy Vân , Thúy Kiều trong kiệt tác “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du. Hai tiểu thư cành vàng lá ngọc, với vẻ ngoài xinh đẹp tuyệt trần “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang”, “sắc sảo mặn mà” cùng sự thông minh “mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
Ở đây Nguyễn Du sử dụng vẻ đẹp tự nhiên của thiên nhiên để tôn lên vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” của chị em Thúy Kiều. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp sắc sảo về ngoại hình lẫn sự thông minh, nhân vật Thúy Kiều của Nguyễn Du còn toát lên tài năng: cầm, kỳ, thi, họa. Nàng Kiều quả thật là một tuyệt sắc giai nhân, đồng thời là một đứa con có hiếu cùng tấm lòng vị tha bao dung cao cả.
Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
Mai cốt cách, tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tư trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên bạc mệnh, lại càng não nhân.
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Đứng trước một người phụ nữ, ấn tượng đầu tiên của mỗi người là ở vẻ đẹp hình thức, hình thể rồi mới đến vẻ đẹp về phẩm chất, tâm hồn. Và cách nhìn của Hồ Xuân Hương cũng không nằm ngoài tâm lý, quy luật nhận thức ấy.
Tác giả đã chủ ý sử dụng các tính từ miêu tả hình dáng và màu sắc của bánh trôi đã chuyển nghĩa nhằm khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc về vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ, đó là vẻ đẹp chuẩn mực trong cách nhìn truyền thông về hình thức của người phụ nữ đẹp.
Đầu tiên đó là nước da trắng ngần (Giống như câu thơ: Cổ tay em trắng như ngà (Ca dao). Nước da trắng, nhất là trắng hồng đã nói hết được vẻ xinh xắn, tươi tắn của một người con gái. Không những thế vẻ tròn trịa của chiếc bánh còn gợi lên một vẻ đẹp hình thể tròn đầy, đầy đặn theo quan niệm thẩm mĩ truyền thống của người Việt về một vẻ đẹp viên mãn.
Đặc biệt với Hồ Xuân Hương, nước da trắng còn là nét đẹp người phụ nữ xuất hiện xuyên suốt trong các sáng tác khác của nữ thi sĩ. Trong vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ thời kỳ này qua miêu tả của nữ thi sĩ, đó là tấm lòng thủy chung son sắt với người đức lang quân trọn đời của mình, dù cuộc đời có vùi dập họ đến như thế nào.
Những người phụ nữ xuất hiện trong các tác phẩm Văn học trung đại đều là những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn với những phẩm chất đáng quý song cũng là những số phận bất hạnh, bị thương bị xã hội phong kiến thối nát chèn ép, chà đạp.
Các nhà thơ, nhà văn lúc bấy giờ đã khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, đồng thời thể hiện sự đồng cảm sâu sắc đối với những nỗi thống khổ, bất hạnh và số phận đầy bi kịch của họ.
Qua đó, lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo cướp đi quyền sống và đẩy con người đến bước đường cùng. Hơn thế nữa, các tác giả đã khẳng định khát vọng sống và hạnh phúc của con người nói chung và người phụ nữ nói riêng. Đây chính là giá trị nhân đạo sâu sắc trong các tác phẩm Văn học trung đại Việt Nam.
>>> Xem thêm: Top 35+ bài thơ, ca dao con cò về người phụ nữ. Hình tượng con cò và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam
Bên cạnh những áng thơ bất hủ về phẩm chất cũng như số phận của người Phụ Nữ Việt Nam, thơ về người phụ nữ xưa có những tác phẩm nào với góc nhìn châm biếm, hài hước không? Cùng thưởng thức 2 bài thơ sau đây nhé.
Sáng nay cuối xóm nghe ồn
Vợ chồng nhà Đậu, cô hồn đánh nhau
Vợ thì túm áo túm đâu
Cho chồng một trận, nát nhàu ra tương
Chồng ơi ! sao tứ đổ tường
Gái trai hút xách, lại vương l.ô đ.ề
Con Dê vợ mới mua về
Hôm nay nó lại, ra đê mất rồi
Bé Năm con của ông mười.
Nửa đêm chồng gọi, Năm Mươi làm gì ?
Sáng nay vợ đã thấy nghi
Khi chồng ngủ dậy, bảo đi việc cần
Miệng thời cười nói như thần (thần kinh)
“Ông đây vô mánh, một lần năm con”
Con Ba bà Bảy đầu thôn
Con Hai bà Tám, chồng còn không tha
Đêm qua mớ ngủ lại la
“Trời ơi vui quá, ra rồi Bảy Mươi.”
Bao nhiêu con nữa hỡi người
Nó cao nó đẹp, gấp mười vợ không…??
Đậu ta mặt mũi rã ròng
Đó là mấy ẻm, con ông Ma Đề
Giờ đây chồng đã quá mê
Chiêm bao nằm, thấy đè liền vợ ơi…
TẶNG NHỮNG ĐÔI VỢ CHỒNG QUA BÀI THƠ NGÀY 8 THÁNG 3
Mồng tám tháng ba
Em cứ ngồi ngắm hoa
Em cứ ca cứ hát
Anh sẽ lo rửa bát
Anh sẽ lo quét nhà
Anh sẽ lo giặt là
Em uống gì anh pha
Chợ gần hay chợ xa
Anh lần ra được hết
Món em ưa anh biết
Em cứ chờ mà xem
Em đánh phấn xoa kem
Anh nhặt rau vo gạo
Em ung dung đọc báo
Anh tay nấu tay xào
Anh tự làm không sao
Đừng lo gì em nhé
Tà áo em tuột chỉ
Đưa anh khâu lại giùm
Nho anh mua cả chùm
Buồn mồm em cứ nếm
Bạn gái em mà đến
Cứ vô tư chuyện trò
Anh tắm cho thằng cu
Rồi anh ru nó ngủ
Màn hình bao cầu thủ
Nghe em hét “vào rồi”
Hết một ngày em ơi.
Những bài thơ mà NuChinh đã cung cấp ở phía trên cho các bạn đều là những tác phẩm đặc sắc tiêu biểu cho đỉnh cao văn học thời kỳ phong kiến thời xưa, các bạn có thể tham khảo để phân tích hình tượng người phụ nữ trong văn học thời kỳ trung đại để có thể chinh phục mọi kỳ thi nhé!
Không chỉ vậy, bài viết này còn giúp cho các bạn có thêm cái nhìn về phụ nữ thời xưa và nay để càng thêm trân trọng, yêu quý hơn nữa người phụ nữ Việt Nam qua những bài thơ về người phụ nữ xưa đúng không nào? Ủng hộ NuChinh bằng cách Like và Share bài viết nhé.
Phòng cưới không chỉ là nơi khởi đầu cho cuộc sống hôn nhân mà còn…
Suốt thời gian dài sim điện thoại số đẹp đã trở thành ước mơ của…
Vé số miền Bắc được giới thiệu là loại hình xổ số truyền thống phổ…
Măng xào thịt bò là một món ăn thơm ngon, bổ dưỡng và rất phổ…
Tháng 8 năm 2024 ngày nào đẹp để cắt tóc là thắc mắc của nhiều…
Mời cưới bạn bè qua tin nhắn là cách mời hiện đại, phổ biến được…