Mì tôm làm từ gì? Các vấn đề sức khỏe liên quan đến mì tôm

Hiện nay, mì tôm là một trong những món ăn góp mặt nhiều trong khẩu phần ăn hằng ngày của mọi người trên khắp thế giới. Hãy cùng NuChinh tìm hiểu thử mì tôm được làm từ nguyên liệu gì và giải đáp những băn khoăn về sức khỏe liên quan đến mì gói nhé!

Mì tôm làm từ gì

Mì tôm là gì?

Mì tôm hay còn có tên gọi khác là mì ăn liền, mì gói, là loại mì được bán theo từng vắt màu vàng, đem chiên trước với dầu cọ rồi đem đóng gói.

Có hai loại mì tôm phổ biến đó là mì ăn liền được đóng gói kèm gói gia vị, chỉ cần nấu vài phút hoặc đổ nước sôi vào là ăn được. Một loại khác là mì được đóng gói nhiều vắt chung với nhau, không có gia vị, thường dùng để nhúng lẩu hay làm mì trộn,…

Bên cạnh đó, mì gói cũng có thể dùng để ăn sống vì chúng đã chín trong quá trình chế biến. Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều loại mì gói dùng làm món ăn vặt cho trẻ em.

Mì tôm

Mì tôm làm từ gì?

Vậy, mì gói làm từ bột gì? Thành phần chính của mì tôm chính là bột lúa mì, ngoài ra còn có nước, muối, dầu và các nguyên liệu khác, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về những nguyên liệu này nhé!

Bột lúa mì

Bột mì được xem là thành phần chính quan trọng nhất của mì tôm. Ngoài ra, mì tôm còn có thể được làm từ bột gạo, bột kiểu mạch.

Đối với mì ăn liền, bột phải chứa 8.5 – 12.5% protein là tối ưu vì sợi mì phải chịu được quá trình sấy khô mà không bị đứt rời hàm lượng này cao cũng có thể giúp giảm hấp thu chất béo hiệu quả.

Bột lúa mì

Nước

Nước là nguyên liệu làm mì ăn liên quan trọng thứ hai sau bột lúa mì. Độ hút nước để làm mì khoảng 30 – 38% khối lượng bột. Nếu mức độ hút nước cao, bột không thể hoàn thành quá trình hydrat hóa, và mức độ hút nước thấp sẽ làm bột dính trong quá trình chế biến.

Nước

Muối

Muối được thêm vào sau khi nhào bột để làm cho sợi mì mềm và đàn hồi hơn. Nguyên liên này cũng cấp cấp vị mặn cho mì và làm lấn át đi hương vị khác do bột mì trong quá trình chế biến tạo ra.

Muối đôi khi làm cho sợi mì dai hơn và ít kéo dài hơn. Để làm mì tưới, lượng muối cho vào chiếm khoảng 1 – 3% khối lượng bột, nhưng với vì ăn liền, để bảo quản lâu thì nên để cho hàm lượng muối cao hơn.

Muối

Dầu

Mì ăn liền thường được chiến nên dầu là thành phần quan trọng trong sản xuất mì gói. Dầu được sử dụng ở đây chính là dầu cọ. Loại dầu này tránh tạo ra mùi vị và các hợp chất có hại cho sức khỏe con người.

Dầu

Kansui

Kansui là một dung dịch kiềm có tỷ lệ 9:1 giữa natri cacbonat và kali cacbonat, được thêm vào bột mì để tạo nên độ dẻo dai đặc trưng và tăng màu vàng cho mì.

Kansui

Các nguyên liệu khác

Bên cạnh các thành phần trên, thì trong mì gói còn chưa tinh bột để tạo và tăng khả năng giữ nước của mì, rút ngắn thời gian nấu. Bên cạnh đó còn chứa các chất phụ gia như polyphosphates và hydrocolloids.

>>>Xem thêmTổ yến làm từ gì? Dùng tổ yến sao cho cho tốt nhất?

Lịch sử hình thành mì tôm

Mì tô xuất hiện lần đầu tiên ở Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước, vào triều nhà Thanh, một đầu bếp đã cho mì trứng đã nấu chín vào luộc. Để cứu chữa món ăn, anh đã vớt ra đem chiên rồi nấu chúng lại trong món súp.

Mì ăn liền sau đó được phát minh ra bởi người Nhật gốc Đài Loan Ando Momofuku. Sản phẩm được đưa ra thị trường vào năm 1958 bởi công ty Ando, với thương hiệu Chikin Ramen.

Ando đã phát triển quy trình tạo ra mì ăn liền giúp khô mì và có thời gian sử dụng lấu hơn, vượt qua cả mì đông lạnh. Mỗi vắt mì lúc này được tẩm ướp gia vị trước, đổ nước sôi vào sau hai phút là thưởng thức được ngay.

Để mì có chất lượng tốt hơn, các nhà sản xuất đã cải thiện hương vị bằng cách làm thành gói gia vị riêng biệt, có rau khô để tạo ra món súp hoàn chỉnh.

Hiện nay, công nghiệp sản xuất mì trên thế giới ngày càng phát triển hơn, rất nhiều loại mì tốt cho sức khỏe như mì với chất xơ và collagen,…

Lịch sử hình thành mì tôm

Mì tôm được sản xuất như thế nào?

Sau khi đã tìm hiểu mì ăn liền làm từ bột gì, bạn có thắc mắc quá trình sản xuất mì diễn ra như thế nào không? Đọc ngay những công đoạn sản xuất mì tôm sau:

  • Trộn bột và nhào bột: Sản xuất mì bắt đầu bằng việc trộn bột, bột mì và các nguyên liệu khác được trộn đều trong nước rồi đem nhào nặn sau đó. Quá trình này tạo ra kết cấu sợi dai có trong mì ăn liền.
  • Làm khô: Mì thường được làm khô bằng hai cách chiên và sấy bằng khí nóng. Mì chiên được làm khô bằng cách chiên trong dầu 1 – 2 phút ở nhiệt độ 140 – 160 độ C. Loại mì sấy khô (không chiên) được làm khô trong 30 – 40 phút ở nhiệt độ 70 – 90 độ C.
  • Đóng gói: Mì trước khi đóng gói sẽ được làm nguội, kiểm tra chất lượng độ ẩm, màu sắc và hình dạng của chúng. Bao bì đóng gói chứa các màng không thấm nước và không khí.

Mì tôm được sản xuất như thế nào?

Các vấn đề sức khỏe liên quan đến mì tôm

Giá trị dinh dưỡng

Trung bình, một gói mì ăn liền 75g sẽ chứa khoảng 40 – 50g đường, 13 – 17g chất béo và hơn 6.8g đạm, có thể cung cấp cho cơ thể 300 – 350 kcal mỗi khẩu phần ăn.

Mì chỉ trích thường bị chỉ trích là không lành mạnh, nó chứa nhiều bột đường, muối và chất béo nhưng lại ít chất đậm, chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác.

Khi sử dụng mì tôm, để cân bằng chất dinh dưỡng, bạn nên phối hợp với các loại thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, hải sản, trứng và các thực phẩm nhiều vitamin, chất cơ như rau, củ, quả,…

Giá trị dinh dưỡng của mì tôm

Ăn mì tôm gây nóng người?

Không có một nghiên cứu chính xác nào chỉ ra việc ăn mì tôm gây nóng trong người. Theo phân nhóm thực phẩm thì mì tôm thuộc nhóm ngũ cốc và sản phẩm chế biến cùng với gạo cơm, bún, phở,…

Khi chế biến mì tôm, bạn nên kết hợp ăn cùng nhiều thực phẩm khác để có bữa ăn hoàn chỉnh và cân bằng dinh dưỡng.

Ăn mì tôm gây nóng người?

Nguy cơ chuyển hóa cơ tim

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiêu thụ mì ăn liền có liên quan đến bệnh béo phì và hội chứng chuyển hóa tim mạch ở Hàn Quốc – quốc gia có mức tiêu thụ mì ăn liền cao nhất thế giới. Vì vậy, bạn nên hạn chế ăn mì gói quá thường xuyên để bảo vệ sức khỏe.

Nguy cơ chuyển hóa cơ tim

Mì tôm chứa chì?

Vụ việc nhiễm độc chì trong mì ăn liền của nhãn hiệu Maggi thuộc tập đoàn Nestle đã từng gây xôn xao ở Ấn Độ, điều này cũng khiến nhiều người cảnh giác hơn khi sử dụng mì gói hằng ngày.

Những món ngon được chế biến từ mì tôm

Mì ăn liền

Mì ăn liền là món ăn không thể vắng mặt trong danh sách này vì nó được chế biến nhanh gọn và có vị rất ngon, khiến ai nấy đều mê mẩn.

Tô mì tôm thêm tôm, thịt bò, trứng,… rắc lên trên chút hành, vị chua chua cay cay sẽ là một món ăn phụ hoặc ăn đêm khiến bạn đã thèm mà lại rất no nê.

Mì ăn liền

Mì xào

Nếu chán món mì ăn liền, bạn có thể chế biến ra món mì xào hấp dẫn thơm ngon. Vẫn là vắt mì đó, nhưng được nêm nếm gia vị rồi xào với dầu hào, thêm chút thịt, tôm, rau,…

Món ăn này có thể dùng làm bữa chính hay bữa ăn xế chiều bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời cho gia đình bạn, cách làm cũng vô cùng đơn giản, thử ngay nhé!

Mì xào

Mì trộn

Nếu bạn ngấy mì xào, không ăn được dầu mỡ thì mì trộn cũng là sự lựa chọn hấp dẫn. Mì được luộc chín, đem trộn chung với sốt cà chua hay sốt me, cộng thêm những topping hấp dẫn như rau, giá đỗ, thịt bò,…

Món ăn này là món ăn đổi vị thay cơm hoàn hảo trong các bữa chính. Nếu thích, bạn có thể nấu thêm chút nước dùng để giúp gia đình bạn ngon miệng hơn nhé!

Mì trộn

Xem thêm:

Vậy là NuChinh vừa gửi đến bạn những giải đáp về mì tôm làm từ bột gì cũng như lịch sử và phương pháp sản xuất ra mì tôm, hy vọng sẽ làm bạn thấy hữu ích. Hãy theo dõi chúng tôi để tìm hiểu thêm nhiều nguyên liệu nữa nhé!

Đánh giá bài viết