Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm ghi điểm nhất

Bắt đầu một công việc mang đến cho bạn nhiều sự trải nghiệm, cung cấp cho bạn thêm nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, với một số sinh viên mới ra trường hoặc người cần chuyển ngành nghề thì kinh nghiệm làm việc dường như là không có. Để có thể chuẩn bị được cho buổi phỏng vấn thành công hơn, NuChinh mời bạn tham khảo mẹo các cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm.

Chuẩn bị trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Phỏng vấn là nỗi lo sợ của nhiều ứng viên, đặc biệt với những ai chưa có kinh nghiệm trong ngành nghề ứng tuyển. Vì vậy, trước khi đi phỏng vấn bạn cần phải chuẩn bị các nội dung sau:

Tìm hiểu về công việc, công ty 

Việc đầu tiên khi ứng tuyển ở bất kỳ một nơi nào thì bạn phải tìm hiểu rõ về công việc đang ứng tuyển cũng như thông tin về công ty. Thông qua đó bạn có thể tìm hiểu được văn hóa của công ty, các đặc điểm nổi bật,…

Trường hợp nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn hỏi về vấn đề này thì bạn cũng tự tin trả lời.

Cập nhật thông tin về công việc theo đuổi

Tìm hiểu thông tin liên quan về công việc là điều chắc chắn ứng viên nào cũng cần phải có. Dù bạn có kinh nghiệm hay không thì việc bạn có kiến thức về lĩnh vực, ngành nghề mình ứng tuyển cũng rất quan trọng.

Ví dụ một số nội dung bạn cần nắm về vị trí công việc ứng tuyển:

  • Tổng quan tình hình chung về vị trí công việc ở hiện tại.
  • Mức lương trung bình.
  • Mô tả công việc cho vị trí.
  • Lộ trình phát triển của nghề này.
  • Các công việc nào có vị trí tương đương.

Thể hiện sự tự tin

Trong cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng, nếu bạn thể hiện được sự tự tin của mình thì điều này tạo được ấn tượng khá tốt.

Để có thể tăng thêm sự tự tin bạn có thể chú ý một số nội dung nhỏ:

  • Đảm bảo trang phục chuyên nghiệp nhưng khiến bản thân thoải mái.
  • Nên ngủ sớm từ tối hôm trước để giữ cho bản thân có tinh thần thoải mái, tỉnh táo và tràn đầy năng lượng.
  • Có kiến thức về vị trí công việc ứng tuyển và công ty.

Chuẩn bị trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Trong buổi phỏng vấn hay công việc nào thì kỹ năng giao tiếp cũng rất quan trọng. Thông qua ngôn ngữ bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ,… sẽ giúp bạn có thêm ấn tượng tích cực từ đối phương.

Đồng thời, kỹ năng giao tiếp tốt cũng giúp bạn thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp trong từng câu trả lời phỏng vấn.

Đúng giờ

Chắc chắn việc đi đúng giờ phỏng vấn sẽ thể hiện bạn là một người chuyên nghiệp. Để có thể tiện nhất thì bạn nên đến sớm trước buổi phỏng vấn khoảng 10 đến 15 phút.

Thời gian này sẽ giúp bạn trừ hao được những tác động không mong muốn, có thời gian quan sát xung quanh, lấy lại sự bình tĩnh, chỉnh trang ngoại hình,… Nhờ vậy mà tâm lý được thoải mái hơn khi vào phỏng vấn trực tiếp.

Gửi email sau phỏng vấn

Gửi email sau phỏng vấn là điều mà không ít ứng viên bỏ quên. Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn, việc bạn gửi email cảm ơn đến nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn tạo sự ấn tượng, có thêm cơ hội công việc và thể hiện bạn là người chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, ngay sau khi nhận được thư mời phỏng vấn bạn cũng nên phản hồi nhà tuyển dụng. Cách trả lời thư mời phỏng vấn sẽ giúp bạn ghi điểm tốt hơn.

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm theo mẫu

Bạn có thể tham khảo thêm những câu hỏi tuyển dụng mẫu, câu trả lời phổ biến cho buổi phỏng vấn mình sắp tham gia. Nó giúp bạn có thêm sự đầu tư và mong muốn ứng tuyển thành công vị trí sắp đến.

Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn, câu trả lời phỏng vấn dành cho các ứng viên chưa có kinh nghiệm.

Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình?

Với những người đã đi phỏng vấn nhiều lần thì câu hỏi này không còn xa lạ. Tuy nhiên ở vai trò của nhà tuyển dụng thì thông qua câu hỏi này, họ có thêm các thông tin về cá nhân bạn.

Bạn nên cung cấp thông tin về bạn ở thời điểm hiện tại như thế nào. Từ đó khám phá bạn thêm ở nhiều khía cạnh khác nhau, xem có phù hợp với công việc hay không.

Câu trả lời mẫu:

Tôi vừa tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh với bằng cử nhân chuyên ngành Marketing. Trong kỳ học cuối cùng, tôi đã có cơ hội thực tập tại ABC. Ở đây, tôi đã được trải nghiệm công việc thực chiến trong lĩnh vực marketing. Sau thời gian học tập cũng như đi thực tập, tôi có kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột. Sau khi nhận được thư mời phỏng vấn tôi cảm thấy rất vui. Tôi đã mong chờ được tham gia phỏng vấn với vị trí Chuyên viên Marketing tại công ty từ lâu.

Cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm theo mẫu

Tại sao chúng tôi lại chọn bạn?

Câu hỏi này cho thấy bản thân bạn đã sẵn sàng những gì để có thể tiếp nhận vị trí công việc mới. Qua đó, nó cũng thể hiện những phẩm chất, kỹ năng của bạn có có liên quan như thế nào với công việc ứng tuyển.

Những nội dung bạn cần lưu ý khi trả lời:

  • Chia sẻ điểm mạnh, kỹ năng của bản thân.
  • Thể hiện tinh thần cầu tiến, thái độ cởi mở, ham học hỏi.
  • Thể hiện sự yêu thích, quan tâm và đam mê với vị trí đang ứng tuyển.
  • Cho thấy bạn là người có trách nhiệm, chịu được áp lực công việc,…

Câu trả lời mẫu:

Tôi sẽ là một trong những nhân tố quan trọng của công ty với vị trí chuyên viên Marketing. Tôi có nhiều kỹ năng để có thể hỗ trợ, hoàn thành công việc tốt.

Tại sao chúng tôi lại chọn bạn

Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Câu hỏi này giúp thúc đẩy sự cầu tiến, động cơ, mong muốn ứng tuyển của bạn với công ty. Qua đây nhà tuyển dụng cũng thấy bạn đã tìm hiểu về công ty hay chưa, bạn biết gì về vị trí mình đang ứng tuyển.

Một số nội dung bạn cần lưu ý:

  • Tìm hiểu về lịch sử, tầm nhìn, sứ mệnh,… của công ty.
  • Nêu ra những kỹ năng, thế mạnh bản thân có liên quan đến vị trí ứng tuyển.
  • Thể hiện sự yêu thích với vị trí đang ứng tuyển và mong muốn được làm việc trong môi trường của công ty.

Câu trả lời mẫu:

Tôi đã theo dõi công ty trên website ngay từ những ngày học tại trường đại học. Tôi thích và ấn tượng với những dự án công ty triển khai. Có thể nói rằng công ty đang có cho mình một nguồn nhân lực mạnh, có sự đầu tư và coi trọng con người. Đây chính là điều tôi tìm kiếm ở một công việc mới. Vì vậy, khi thấy thông tin tuyển dụng của công ty tôi đã nhanh chóng nộp CV. Tôi tự tin với những kỹ năng về…. (nêu cụ thể) tôi có thể phát triển tốt, đóng góp công sức vào những dự án chung cũng như định hướng lâu dài của công ty.

Tại sao bạn muốn làm việc ở đây

Thế mạnh của bạn là gì?

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng không chỉ biết điểm mạnh của bản thân bạn. Qua đó, họ cũng thấy được mức độ tự tin về bảnthaan mình của bạn như thế nào.

Câu trả lời nên có các nội dung:

  • Khả năng làm việc chăm chỉ, hoàn thành các công việc, nhiệm vụ.
  • Có mong muốn, đam mê làm tốt công việc.
  • Luôn sẵn sàng học hỏi không ngừng, cầu tiến, sẵn sàng thay đổi.
  • Giữ thái độ tích cực với mọi người, tiếp nhận công việc với thái độ tốt.
  • Luôn chuyên nghiệp trong mọi tình huống.

Thế mạnh của bạn là gì

Điểm yếu của bạn là gì?

Chắc chắn ai cũng có điểm yếu. Tuy nhiên, đừng vội vàng kể tất tần tật những điểm yếu của bản thân ra với nhà tuyển dụng. Bạn có thể suy nghĩ về những điểm yếu của mình và chọn lấy một điểm yếu nào đó không có ảnh hưởng đến công việc. Như vậy nhà tuyển dụng sẽ không còn để ý về vấn đề này.

Câu trả lời mẫu:

Điểm yếu của tôi là khó từ chối mọi người, tôi có thể đảm nhận được nhiều công việc. Sau cùng chính điều này khiến bản thân tôi bị áp lực.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tôi lại thấy đó là điểm mạnh. Nó thể hiện tôi là người chăm chỉ, chịu được áp lực và luôn chân thành.

Điểm yếu của bạn là gì

Bạn đã từng đảm nhận công việc nào khác?

Vì bạn đang ứng tuyển một vị trí mà bản thân chưa từng có kinh nghiệm nên hãy diễn đạt nội dung sao cho có liên quan đến vị trí bạn ứng tuyển. Bạn có thể nói về những kỹ năng bạn đã học được từ công việc đó và nó có hỗ trợ gì cho vị trí công việc đang ứng tuyển.

Câu trả lời mẫu:

Tôi từng làm nhân viên part time cho một tiệm photocopy. Công việc này yêu cầu tôi thành thạo các kỹ năng Word, Excel,… Tôi nghĩ rằng những kỹ năng này sẽ được tôi ứng dụng, hỗ trợ tốt cho vị trí mình đang ứng tuyển.

Bạn đã từng đảm nhận công việc nào khác

Hãy kể về một lần bạn gặp khó khăn trong công việc. Làm thế nào để bạn có thể xoay sở được?

Chắc chắn một công việc nào cũng tồn tại nhiều khó khăn. Khi hỏi câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết mức độ chịu áp lực công việc của bạn như thế nào. Và câu trả lời của bạn sẽ thể hiện rõ điều đó.

Câu trả lời mẫu:

Bạn nên suy nghĩ về những công việc mình đang làm và tổng hợp các nội dung cần trả lời nhà tuyển dụng như sau:

  • Nói về khó khăn mà bạn đã trải qua.
  • Giải thích chi tiết tình huống mà bạn đã đối mặt.
  • Trình bày cách bạn xử lý tình huống.
  • Chia sẻ về bài học kinh nghiệm mà bạn đã rút ra sau khi vượt qua tình huống đầy khó khăn đó.

Hãy kể về một lần bạn gặp khó khăn trong công việc. Làm thế nào để bạn có thể xoay sở được

Vừa rồi, NuChinh đã tổng hợp đến bạn các cách trả lời phỏng vấn khi chưa có kinh nghiệm sao cho dễ “ghi điểm” nhất. Mong rằng những thông tin đó sẽ giúp cho bạn có thêm những mẹo hay, bí quyết để có thể trả lời phỏng vấn khiến nhà tuyển dụng hài lòng.

Đánh giá bài viết