Bún làm từ gì? Cách phân biệt bún sạch và bún hóa chất?

Trong nền ẩm thực Việt Nam, bún tươi đã không còn là nguyên liệu xa lạ đối với các món nước, món xào hấp dẫn. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bún làm từ gì, có bao nhiêu calo, cách làm bún như thế nào… Để giải đáp được các thắc mắc đó, hãy cùng NuChinh tìm hiểu các thông tin về bún ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Bún làm từ gì?

Bún làm từ gì

Bún được làm từ bột gạo tẻ, các sợi bún có màu trắng đục và dai nhẹ. Nếu bạn mua phải loại bún có màu trắng tinh và dai nhiều thì có thể nó đã bị ngâm chất tẩy.

Bún được chia thành hai loại là bún tươi và bún khô. Ngày nay, để phục vụ cho nhu cầu ăn uống healthy hoặc giảm cân của chị em thì còn xuất hiện thêm loại bún màu tím được làm từ bột gạo lứt.

Bún có bao nhiêu calo?

trả lời bún làm từ gì

Trung bình trong 100gr bún tươi sẽ chứa khoảng 110 calo với hàm lượng GI (chỉ số đường huyết) thấp và 130 calo đối với 100gr bún khô.

Xem thêm>> Tổ yến làm từ gì? Dùng tổ yến sao cho cho tốt nhất?

Phân loại các loại bún

Bún tươi là một loại bún truyền thống đã có từ rất lâu ở nước ta. Hiện nay đã có rất nhiều biến thể từ bún xuất hiện nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của mọi người.

Bún lá

thắc mắc bún làm từ gì

Bún lá được tạo thành từ các sợi bún mỏng, có đường kính từ 4 – 5 cm. Khi ăn, người ta sẽ dùng kéo và cắt nó thành từng đoạn nhỏ vừa ăn.

Bún com (bún nắm)

giải đáp bún làm từ gì

Với loại bún này, từng sợi bún sẽ được quấn lại với nhau thành từng cuộn nhỏ có hình dạng giống với con sò.

Bún rối

trả lời câu hỏi bún làm từ gì

Bún rối là loại bún sau khi đã được làm nguội, nó được để một cách lộn xộn trong giỏ tre, thúng hoặc chạc nhựa không có một hình dáng rõ rệt, cụ thể nào.

Bún khô

giải đáp thắc mắc bún làm từ gì

Bún khô hiện nay khá đa dạng về chủng loại như bún khô từ gạo, bún khô từ sắn, bún khô từ đậu xanh, bún khi từ gạo lứt… Sợi bún khô có nhiều kích thước khác nhau nhằm phụ vụ cho nhu cầu của người dùng một cách tốt nhất.

Xem thêm>> Pate làm từ gì? 6 cách làm pate thơm ngon cuốn miệng

Hướng dẫn cách làm bún tươi

Cách làm bún

Thoạt nhìn bún tươi sẽ có nhiều người nghĩ rằng cách làm nó khá đơn giản, tuy nhiên để làm nên được những sợi bún như vậy là cả một quá trình làm việc khá cầu kỳ.

Giai đoạn 1: Tiến hành làm tinh bột gạo

Để làm được bún tươi thì khâu đầu tiên là chọn gạo, khâu này khá quan trọng vì chất lượng gạo sẽ quyết định được sợi bún làm ra có thơm ngon hay không. Gạo cần phải được lựa chọn kỹ càng, người ta thường lựa chọn loại gạo dẻo cơm, cụ thể là gạo mùa.

Đem gạo đi vo và đãi sạch, sau đó ngâm với nước để qua đêm. Cho gạo đã ngâm vào máy xay và xay nhuyễn cùng với nước để tạo thành một hỗn hợp bột gạo dẻo, nhão. Đem bột gạo đi ủ và chắt bỏ lớp nước chua, sau đó đưa bột lên bàn ép và xắt thành một quả bột to cỡ bắp chân.

Tiến hành nhào bột và trộn với nước sạch để tạo thành một dung dịch lỏng, sau đó đưa qua màng lọc để lọc sạch các bụi tấm, sạn để tạo thành tinh bột gạo.

Giai đoạn 2: Tạo sợi bún

Cho tinh bột gạo vào khuôn bún, loại khuôn này thường có dạng ống dài, phía đầu khuôn sẽ có một miếng kim loại được đục các lỗ tròn nhỏ. Dùng cánh tay đòn để nén bột trong khuôn chảy qua các lỗ.

Bột khi chảy qua các lỗ sẽ tạo thành sợi bún và rơi xuống phần nước sôi đã được đặt sẵn dưới khuôn. Các sợi bún sẽ được luộc trong khoảng 3 phút là sẽ chín. Sau đó sẽ được vớt và tráng nhanh qua nồi nước nguội để chúng không bị bết dính vào nhau.

Giai đoạn 3: Thành phẩm

Sợi bún khi được vớt ra và tráng sơ qua nước nguội sẽ được đặt trên các thúng tra có lót lá chuối, đem hong khô và ủ để đem đi bán. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ nên bún đã được sản xuất bằng máy giúp tiết kiệm được thời gian và làm tăng sản lượng hơn.

Xem thêm>> Mì chính làm từ gì? Thực hư tác hại của mì chính đối với sức khỏe

Cách phân biệt sợi bún sạch và bún hóa chất

bún làm từ gì vậy

Dựa trên màu sắc bún

Với loại bún làm từ gạo nguyên chất sẽ có màu trắng đục hoặc hơi tối màu, còn đối với loại bún chứa hàn the hoặc ngâm trong chất bảo quản sẽ có màu trắng trong, hơi sáng và có độ bóng mẩy.

Dựa trên mùi vị của bún

Để phân biệt được bún sạch và bún hóa chất bạn có thể dựa vào mùi vị của các sợi bún. Bún sạch sẽ không chứa hàn the nên có mùi hơi chua dịu nhưng không quá nặng mùi. Mùi chua này hoàn toàn là tự nhiên, xuất phát từ quá trình ngâm gạo để chế biến bún. Bún sạch nếu mua về để hơi lâu hay qua ngày hoặc thời tiết nắng nóng thì sẽ bị chua, ôi thiu.

Còn đối với loại bún có chứa hàn the sẽ không có mùi chua dịu. Loại bún chứa hóa chất này để đến 2, 3 ngày vẫn không bị ôi thiu, khi nhai sẽ không có vị.

Dựa trên độ dính của bún

Các sợi bún sạch sẽ hơi nát, dễ bị đứt gãy, khi bạn rờ vào sẽ có cảm giác hơi dính và nhuyễn. Còn sợi bún chứa hàn the sẽ dai giòn hơn và khó bị gãy, chạm vào sẽ không có cảm giác dính, nhuyễn của bột gạo.

Dựa trên bột nghệ

Bạn thử dụng bột nghệ rắc lên sợi bún, nếu bún chuyển sang màu xám thì là bún có hóa chất, còn nếu bún không bị đổi màu là sợi bún sạch.

Xem thêm>> Bánh tráng làm từ gì? Các thông tin thú vị về bánh tráng

Ăn bún có bị béo không?

Thắc mắc bún làm từ gì mà lại ngon đến vậy

Bún là loại thực phẩm có lượng calo thấp, vì vậy chúng ta có thể sử dụng bún tươi hoặc bún khô để thay thế cho cơm.

Cơ thể con người mỗi ngày sẽ cần nạp vào 1500 – 2500 kcal tùy vào thể trạng. Đối với món bún sẽ cung cấp không quá 400 kcal, do vậy, bạn chỉ cần hiểu rõ cơ thể mình để biết điều chỉnh lượng calories nạp vào và thải ra của cơ thể thì chắc chắn việc ăn bún sẽ không làm ảnh hưởng đến cân nặng của bạn.

Để được ăn ngon và khỏe mạnh thì bạn không nên sử dụng bún như một món ăn chính thay thế cơm hằng ngày. Ngoài ra, cần phải lựa chọn những cơ sở sản xuất, quầy bán bún uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình nhé.

Trên đây là những thông tin về bún mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể biết bún được làm từ gì và giải đáp hết những thắc mắc của bạn về bún. Theo dõi NuChinh để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé!

5/5 - (1 bình chọn)