Mùng 3 tết kiêng gì? Nên làm gì để cả năm may mắn?

Tết là một dịp lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, thể hiện sự gắn kết cộng đồng, gia đình và mang nhiều yếu tố tâm linh sâu sắc. Ai cũng mong muốn trong 3 ngày Tết đầu năm, mình sẽ không phạm phải sai lầm nào để cả năm được suôn sẻ. Vậy, mùng 3 Tết kiêng gì? Nên làm gì để cả năm may mắn? Tất cả sẽ được giải đáp ở nội dung dưới đây của NuChinh.

Ý nghĩa ngày mùng 3 Tết

Người xưa có câu “Mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy”. Đây là câu nói thể hiện ý nghĩa của 3 ngày tết đầu năm. Do đó, ngày mùng 3 mang ý nghĩa là ngày thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo. Mùng 3 Tết là dịp để thăm hỏi, tỏ lòng biết ơn thầy cô. Đây cũng là thời điểm để bạn bè có cơ hội gặp gỡ, giao lưu và chúc nhau những điều may mắn.

Bên cạnh ý nghĩa sâu sắc, ngày mùng 3 Tết là một trong 3 ngày đầu năm quan trọng. Trong 3 ngày này, người ta thường kiêng và làm nhiều thứ để cầu chúc cho một năm may mắn, suôn sẻ. Vậy, mùng 3 kiêng gì và nên làm gì? Tất cả sẽ được giải đáp ở nội dung bên dưới.

Ý nghĩa ngày mùng 3 Tết

Mùng 3 tết kiêng gì?

Không quét nhà, đổ rác

Đa số người Việt đều biết đến tục lệ này. Trong 3 ngày Tết thì các thành viên trong gia đình tuyệt đối không được đụng đến chổi, không quét nhà, lau chùi và đổ rác. Nếu có quét nhà thì cũng chỉ quét đến cửa rồi dồn rác lại một chỗ, không được quét ra bên ngoài.

Người xưa quan niệm, đây là hành động tự đem tiền tài trong nhà đổ ra ngoài đường. Vì vậy, năm mới sẽ sống trong thiếu thốn, không thể làm ăn tấn tới. Do đó, trước khi thời khắc giao thừa đến, mọi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, lau chùi vật dụng một cách chu đáo, tươm tất và sạch sẽ để 3 ngày Tết không phải quét dọn gì thêm. Nhiều gia đình còn kỹ lưỡng hơn mang chổi, dẻ lau nhà giấu kín để tránh trường hợp ai không biết sẽ đụng đến.

Không quét nhà, đổ rác

Tránh làm vỡ đồ đạc trong nhà

Việc làm vỡ đồ đạc trong nhà vào những ngày Tết là điều không may mắn. Khi vật rơi vỡ như bát đĩa, bình hoa, cốc đồng nghĩa gia đình trong năm mới sẽ có những đổ vỡ, làm ăn không được thuận lợi. Nếu chẳng may làm rơi vỡ thì hãy đọc câu “Toái Toái Bình An – Vỡ Vỡ Bình An”.

Nhiều người duy tâm hơn còn cho rằng việc đổ vỡ vào 3 ngày Tết là một điều vô cùng xui xẻo. Thực ra, không thể tránh khỏi những trường hợp vô tình làm rơi đồ hay gây ra đổ vỡ vào ngày Tết, đặc biệt là đối với những đồ sành sứ. Với những trường hợp này, bạn nên biết cách giải quyết, cụ thể, hãy đợi đến mùng 5 Tết mới mang đồ vỡ vứt đi.

Tránh làm vỡ đồ đạc trong nhà

Kỵ ăn cháo vào buổi sáng

Vào mùng 3 Tết, gia đình nên kiêng ăn cháo trắng vào buổi sáng. Bởi theo quan niệm dân gian chỉ có những nhà nghèo họ mới ăn cháo đầu năm. Để gia đình thêm sung túc, đầy đủ trong năm mới thì mùng 3 Tết gia đình nên ăn cơm, bún, phở vào buổi sáng, đừng ăn cháo, hãy để buổi trưa hoặc tối hẳn ăn.

Kỵ ăn cháo vào buổi sáng

Tránh ăn các món ăn mang lại xui xẻo

Vào những ngày đầu năm, quan niệm dân gian cho rằng người Việt không nên ăn những món ăn như thịt vịt, thịt chó, cá mè, mực, vịt lộn, chuối tiêu vì đó là những món ăn không tốt cho năm mới. Ngoài ra, ở một số vùng, người ta còn không ăn tôm vì sợ bị giật lùi như tôm. Lời khuyên dành cho mọi người là vào những ngày này nên ăn những món ăn thanh đạm, ăn chay và ít ăn thịt động vật để cả năm may mắn, an lành.

Tránh ăn các món ăn mang lại xui xẻo

Không mua những thứ xui xẻo

Ngày tết, người ta thường sẽ kiêng mua thớt, dao, chày, cối… bởi quan niệm người xưa cho rằng những đồ vật này sẽ mang đến những điều không may mắn. Ngoài ra, không được mua vôi đầu năm mà chỉ nên mua vào ngày cuối năm thôi vì người xưa quan niệm vôi trắng là biểu tượng của sự bạc bẽo.

Không mua những thứ xui xẻo

Mùng 3 tết nên làm những gì?

Làm lễ hóa vàng

Ngày mùng 3 Tết là ngày đẹp để các gia đình thực hiện lễ hóa vàng – lễ cúng tạ gia tiên và các vị thần phật. Tùy theo từng vùng mà ngày hóa vàng cũng sẽ khác nhau nhưng thường thấy nhất là vào ngày mùng 3 Tết.

Theo thường lệ thì ngày 30 hoặc 29 đối với những năm có tháng 12 thiếu, mùng 1 và mùng 2, các gia đình sẽ làm cơm cũng tổ tiên để mời các cụ, ông bà về ăn Tết với con cháu. Đến mùng 3 thì làm lễ tiễn các cụ về lại thế giới bên kia.

Làm lễ hóa vàng

Mâm lễ cúng thường sẽ bao gồm hương, hoa, vàng mã, trầu cau, rượu, đèn hoặc nến, lễ chay hoặc mặn cùng các món ăn đặc trưng vào ngày Tết như thịt gà, bánh chưng, miến, dưa hành, giò lụa…

Sắp lễ lên bàn thờ xong thì kính cẩn đứng trước bàn thờ đọc văn khấn lễ tạ năm mới, sau đó thắp hương. Sau khi hương đã cháy hết thì tạ lễ và mang đồ vàng mã ra đốt. Tiền vàng đốt trước, sau đó đến các đồ dùng khác như quần áo, mũ mão. Đây cũng là thời điểm chính thức hết Tết, đa số các gia đình sẽ làm việc và sinh hoạt bình thường.

Mặc đồ quần áo có màu sắc hợp tuổi

Trong những ngày đầu năm, người ta sẽ kiêng mặc những trang phục có màu sắc không hợp mệnh, đa số mọi người sẽ mặc những bộ đồ có màu sắc tươi tắn, hợp tuổi để lấy hên trong 3 ngày Tết. Do đó, việc lựa chọn quần áo có màu sắc rực rỡ như đỏ, vàng, hồng, cam và hợp tuổi là một trong những việc cần làm trong ngày mùng 3 Tết.

Mặc đồ quần áo có màu sắc hợp tuổi

Đi thăm thầy cô giáo

Trong quan niệm của người Việt thì mùng 3 Tết là ngày chúc Tết thầy cô giáo, gợi nhắc mỗi người nhớ đến truyền thống tôn sư trọng đạo. Vì vậy, ngày mùng 3 Tết hằng năm những người học trò sẽ đến nhà thầy cô của mình để trao gửi những lời chúc với tất cả sự kính trọng và yêu thương nhất. Chẳng cần những món quà hoa mỹ, sang trọng, chỉ cần tấm lòng của học trò cũng đã khiến thầy cô vui vẻ và hạnh phúc rồi.

Đi thăm thầy cô giáo

Đi lễ chùa

Một trong những điều chúng ta nên làm trong những ngày đầu xuân là đi lễ chùa cầu may, cầu bình an và sức khỏe. Việc đi lễ chùa thể hiện mong muốn chào đón một năm mới hạnh phúc, vui vẻ và tốt đẹp hơn. Khi đi lễ chùa, bạn cần ăn mặc kín đáo, gọn gàng.

Lưu ý, khi đi chùa bạn chỉ cần cầu nhận được sự che chở, bảo vệ và phù hộ của chư vị Bồ Tát, xin một năm may mắn, bình an chứ không xin tài lộc, tình duyên. Việc cúng xin tài lộc, tình duyên, làm ăn buôn bán thì nên cầu cúng tại đình, đền, miếu, phủ… nơi các chư vị Thánh Thần sẽ độ cho dân chúng an cư lạc nghiệp.

Đi lễ chùa

Mua muối

Từ ngàn xưa, ông cha ta đã có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” nhằm nói đến những tập tục trong năm mới. Nhiều gia đình có tục lệ mua muối từ ngày mùng 1 Tết nhưng đến mùng 3 mua cũng không sao cả. Hầu hết, mọi người đều háo hức mua một vài đồng muối để lấy may cả năm và không ai kỳ kèo trả giá bao giờ vì người ta gọi muối trong ngày đầu năm mới là “muối lộc”.

Người xưa quan niệm, muối là thứ mặn giúp xua đuổi tà ma, đem lại may mắn cho gia đình. Mua muối đầu năm cũng mang ý nghĩa đem đến sự mặn mà cho các mối quan hệ gia đình, sự hòa hợp giữa vợ chồng và con cái.

Mua muối

Đi tảo mộ

Trong tâm thức của người Việt, người ta có câu “sống cái nhà, chết cái mồ”, bên cạnh việc chuẩn bị dọn dẹp đón Tết thì không quên tục tảo mộ, thăm mộ trong những ngày đầu năm để mời những người đã khuất về vui Tết cùng con cháu.

Việc tưởng nhớ công ơn sinh thành và dưỡng dục của ông bà, cha mẹ vô cùng thiêng liêng và ý nghĩa. Dù đã khuất nhưng con cháu vẫn tôn trọng và nhớ đến, truyền thống này nên được lưu giữ mãi về sau.

Đi tảo mộ

Các câu hỏi thường gặp khác

Mùng 3 tết kiêng ăn gì?

Theo quan niệm xưa kia, vào ngày mùng 3 đầu năm có những món ăn bạn cần phải kiêng để tránh đen đủi cả năm, cả tháng, làm việc gì cũng thất bại, bị người khác chơi xấu sau lưng. Một số món ăn bạn cần tránh là: cá mè, thịt chó, thịt vịt, mực, chuối, trứng vịt lộn và mắm nêm.

Mùng 3 Tết Qúy Mão có nên đi xa?

Theo lịch vạn niên, ngày mùng 3 Tết năm Quý Mão thuộc vào ngày Tam Nương. Đây được xem là một ngày xấu, đại hung, cần phải kiêng kỵ nhiều thứ. Đặc biệt là việc đi xa. Vì vậy, nếu các bạn có ý định đi du lịch xa thì nên cân nhắn nhé!

Ngày mùng 3 Tết Quý Mão tốt hay xấu cho việc xuất hành?

Giờ Hoàng đạo: Giờ Tí (23:00-0:59), giờ Sửu (1:00-2:59), giờ Mão (5:00-6:59), giờ Ngọ (11:00-12:59), giờ Thân (15:00-16:59), giờ Dậu (17:00-18:59).
Giờ Hắc đạo: Giờ Dần (3:00-4:59), giờ Thìn (7:00-8:59), giờ Tỵ (9:00-10:59), giờ Mùi (13:00-14:59), giờ Tuất (19:00-20:59), Hợi (21:00-22:59).
Hướng xuất hành: Xuất hành theo hướng Chính Nam để đón Hỷ Thần, xuất hành theo hướng Chính Tây để đón Tài Thần; nên tránh xuất hành theo hướng Tây Bắc vì đây là hướng xấu sẽ gặp Hạc Thần.

Mùng 3 là một trong những ngày đầu năm quan trọng trong văn hóa người Việt. Để có một năm mới làm ăn phát đạt, sức khỏe dồi dào, bạn cần phải thực hiện và kiêng kỵ một số điều cần thiết. Hy vọng, thông qua bài viết mùng 3 nên kiêng gì và làm gì, bạn có thể hiểu hơn về những phong tục truyền thống của Việt Nam. Nếu thấy thông tin hữu ích, đừng quên nhấn like, share hoặc để lại comment ở phần bình luận bên dưới bài viết của NuChinh nhé!

Đánh giá bài viết